Tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và cần thiết đối với sự sống của con người và các loài sinh vật. Thế nhưng hiện nay, có rất nhiều yếu tố đe dọa đến những tài nguyên đó. Vậy, cần lưu ý và sử dụng chúng ra sao để không bị cạn kiệt?
1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên là những thành phần tồn tại trên trái đất mà không phải do con người tạo ra, chúng vô cùng cần thiết đến sự sống của con người cùng tất cả các sinh vật sống khác trên trái đất.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên vô cùng cao dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng của chúng. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia hiện nay đang thúc đẩy quản lý hợp lý và sử dụng bền vững các loại tài nguyên.
2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
2.1 Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo khả năng tái tạo
Nếu dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại chính là:
– Tài nguyên thiên nhiên tái tạo: Là các tài nguyên có thể tự phục hồi sau khi sử dụng. Chúng tồn tại vô cùng đa dạng trong tự nhiên. Bao gồm các tài nguyên như sau:
- Nước
- Thảm thực vật tự nhiên
- Động vật
Tài nguyên thiên nhiên tái tạo
>>>XEM THÊM:Thiên nhiên và vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người
– Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo:Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo là những tài nguyên cần nhiều thời gian để bổ sung sau khi sử dụng hoặc tồn tại với số lượng hạn chế. Bao gồm các sản phẩm như:
- Dầu thô
- Kim loại quý
- Khoáng sản
- Đá
Hiện nay có một số động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng được liệt kê vào danh sách tài nguyên không tái tạo vì tỷ lệ tử vong cao so với sinh sản của chúng. Chúng cần được bảo vệ và được sử dụng có trách nhiệm để ngăn chặn sự cạn kiệt.
Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo
– Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu:Là nguồn tài nguyên từ tự nhiên không bị cạn kiệt như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, sóng biển… Đây là nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay ở nhiều quốc gia đang dần thay thế, sử dụng năng lượng hóa thạch bằng cách sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
2.2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo nguồn gốc
Các tài nguyên thiên nhiên thường được phân loại theo nguồn gốc, thuộc 6 nhóm sau:
- Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (như làm gạch, làm gốm…)
- Tài nguyên rừng: gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…
- Tài nguyên nước ngọt: nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…
- Tài nguyên gió: sức gió, vận tải…
- Tài nguyên biển: hải sản, muối, thực vật thủy sinh,..
- Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…
Ngoài ra còn có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên theo bản chất:
- Tài nguyên thiên nhiên sinh học: Gồm các tài nguyên sống tồn tại tự nhiên trong môi trường, bao gồm: Rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu hóa thạch…
- Tài nguyên thiên nhiên phi sinh học: Đây là những sản phẩm tự nhiên trong môi trường không có sự sống, bao gồm: Nước, đá, kim loại, khoáng sản trong số nhiều tài nguyên khác.
3. Những vai trò của tài nguyên thiên nhiên
3.1 Đối với nền kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần để giúp phát triển nền kinh tế, mỗi khi chúng ta biết cách khai thác những tài nguyên thiên nhiên này một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Những tài nguyên như quặng kim loại (sắt, đồng, vàng, bạc…) sẽ giúp nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, giúp phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thủy tinh, vật liệu xây dựng, sành sứ…
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
>>>XEM THÊM:Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
3.2 Đối với sự phát triển ổn định của đất nước
Tài nguyên là cơ sở tích lũy vốn giúp phát triển ổn định như sau:
- Liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhờ ưu đãi của tự nhiên mà nhiều quốc gia có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn.
- Tạo ra nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên nhiên liệu cho ngành kinh tế khác.
- Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
4. Những mối đe dọa với tài nguyên thiên nhiên
4.1 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân là do các ngành sản xuất và sử dụng hóa chất, nhựa trong quá trình hoạt động của họ dẫn đến ảnh hưởng hệ thống đất và nước, hủy hoại đời sống thủy sinh.
Ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên
4.2 Tình trạng bùng nổ dân số
Khi dân số bùng nổ khiến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo, con người khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như nước, đất nông nghiệp, khoáng sản và động vật hoang dã dẫn đến cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên. Tại các quốc gia có sự gia tăng bùng nổ dân số, sẽ gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến suy thoái môi trường.
4.3 Phát triển nền kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế tạo ra các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng mới, đòi hỏi rất nhiều tài nguyên như đất đai, năng lượng, nước và nhân lực.
Trong một số trường hợp, sự xâm nhập và tác động vào rừng, đất dẫn đến phá hủy thảm thực vật và động vật hoang dã. Chính vì thế, nên kiểm soát sự phát triển để ngăn chặn việc sử dụng quá mức các nguồn lực hạn chế và có nguy cơ tuyệt chủng.
4.4 Do khí hậu thay đổi
Biến đổi khí hậu gây ra những tình trạng vô cùng nguy hiểm như: lũ lụt quá mức, thời tiết khắc nghiệt, động đất và các thiên tai khác….chúng đe dọa lối sống của nhiều loài dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài. Điển hình việc cháy rừng do biến đổi khí hậu cũng dẫn đến việc phá hủy các khu rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá.
4.5 Lối sống hiện đại
Do lối sống hiện đại cần nhiều nguồn lực hơn để đáp ứng những nhu cầu của con người.
Ví dụ:
Hiện nay, con người cần tiêu thụ rất nhiều năng lượng thông qua các phương tiện trên đường, thiết bị điện tử trong nhà, các hoạt động giải trí. Mức tiêu thụ ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu cao đối với nhiên liệu hóa thạch và sản xuất năng lượng, các tài nguyên thiên nhiên đã được sử dụng quá mức dẫn đến sự cạn kiệt.
5. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên chính là đảm bảo việc sử dụng hợp lý và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thê hệ sau này:
5.1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
Sứ dụng hợp lí tài nguyên đất chính là làm cho đất không bị thoái hoá.
Ví dụ: Các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn… và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
5.2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
Nước là yếu tô quyết định chất lượng môi trường sống của con người, hiện nay nguồn tài nguyên nước trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm trầm trọng, chính vì thế mỗi chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lí và không làm ô nhiễm, cũng như gây cạn kiệt nguồn nước.
Hãy sử dụng hợp lí tài nguyên nước
5.3 Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
Cần kết hợp giữa khai thác có mức độ với bảo vệ, khuyến khích trồng rừng, trồng cây xanh…
Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia… để bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác.
Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không là hành động của riêng ai, mỗi chúng ta cần có ý thức sử dụng hợp lý, bảo vệ cũng như góp phần để bảo vệ chúng từ những việc làm nhỏ nhất. Vì sự sống của toàn nhân loại hãy bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường ngay hôm nay.