Nước gắn liền với sự sống của con người, nhưng hiện nay chúng ngày càng bị ô nhiễm do những nguyên nhân khác nhau. Vậy làm sao để biết nó là nguồn nước đảm bảo? Theo dõi bài viết sau của Acuonggroup để tham khảo về các tiêu chuẩn nước sinh hoạt bạn nhé.
I. Nước sinh hoạt là gì?
Nước sinh hoạt là nước được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt, rửa, nấu nướng,… nhưng thường không dùng để uống trực tiếp mà phải đun, nấu sôi.
Nước sinh hoạt là gì
II. Các loại nguồn nước sinh hoạt sử dụng phổ biến
1. Nguồn nước ngầm hay nước giếng khoan, giếng đào
- Nước giếng khoan: đây là loại nước nằm sâu trong lòng đất và nhờ vào hoạt động của con người từ mặt đất xuống các nguồn nước ngầm (được tạo ra bởi nước từ mặt đất thẩm thấu xuống lòng đất và phải trải qua hàng trăm mới hình thành) mà nó được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, loại nguồn này thường chứa các nguyên tố khó kiểm soát được, chất lượng phụ thuộc vào từng mạch nước khoan được,.
- Nước giếng đào: cũng tương tự như nước giếng khoan nhưng thay vì được khoan, người ta sẽ đào đất lên và độ sâu thường nông hơn.
2. Nước mưa
- Nhiều hộ gia đình, nhất là ở các khu vực nông thôn thường hay lưu trữ nước mưa để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Nhưng với tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề nóng hiện nay, đặc biệt là các hiện tượng mưa axit thì chất lượng của nguồn nước này không đảm bảo.
Một số nơi đã sử dụng nước mưa làm nguồn nước sinh hoạt
>>>XEM THÊM:Nồng độ mol là gì? Cách tính và một số bài tập vận dụng có lời giải
3. Nước máy đã qua xử lý của nhà máy nước
- Thường được dùng nhiều ở những khu vực thành phố, một số khu vực ngoại thành và tỉnh lẻ.
- Nước cấp là nước ngầm được đi qua một hệ thống xử lý của nhà máy thường là lọc thô qua bể lắng và khử sắt, khử trùng để cung cấp đến các hộ dân cư.
- Nguồn nước này thường có kiểm nghiệm về chất lượng, phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế.
III. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay
- Vấn đề ô nhiễm đang diễn ra nghiêm trọng khiến cho nguồn nước sinh hoạt hiện nay đang bị đe dọa, nhiều nơi trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu, khan hiếm nước sạch, nhất là những vùng khô hạn và thời tiết nắng nóng kéo dài.
- Ở một số nơi xuất hiện hiện tượng nước sinh hoạt bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và trong thành phần của nó có nhiều mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, da và mắt,…
- Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là do sự phát triển kinh tế các khu công nghiệp, chế xuất,… xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, hồ. Bên cạnh đó là các hoạt động vứt rác bừa bãi, không quy hoạch của người dân.
Nhiều nguồn nước bị ô nhiễm, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt
IV. Một số quy định do Bộ y tế ban hành về tiêu chuẩn nước sinh hoạt
1. Vai trò của tiêu chuẩn nước sinh hoạt
- Theo QCVN nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT, Quy chuẩn chất lượng nước sinh hoạt là quy định về mức giới hạn tiêu chí đánh giá chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt thông thường, tiêu chuẩn này không bao gồm sử dụng để uống trực tiếp, chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến.
- Dựa vào chúng mà các cơ quan chức năng có thể đánh giá, kiểm tra được chất lượng của nguồn nước và cơ sở xác định tiêu chuẩn trong xây dựng nhà máy, trạm cấp nước.
- Bên cạnh đó, tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất cũng là cơ sở để người tiêu dùng tự kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguồn nước mà gia đình đang sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Một số tiêu chuẩn nước sinh hoạt do Bộ y tế ban hành
2.1. Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT
- Đây là tiêu chuẩn nước sinh hoạt áp dụng cho những loại nước được dùng trong hoạt động sinh hoạt thông thường và tại cơ sở chế biến thực phẩm để chế biến.
- Đối tượng áp dụng: các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những hộ gia đình khai thác, kinh doanh sản phẩm này. Trong đó bao gồm các cơ sở cấp nước tập trung dùng trong mục đích sinh hoạt (với công suất 1000 m3/ ngày đêm trở lên)
2.2. Tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT
- Áp dụng: nước sử dụng cho mục đích ăn uống, nấu nướng
- Đối tượng áp dụng: dành cho các tổ chức cá nhân, hộ gia đình khai thác và kinh doanh nước ăn uống. Trong đó, gồm cả các cơ sở cung ứng nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt (có công suất từ 1000 m3/ ngày đêm trở lên)
2.3. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Việt Nam 6-1:2010/BYT
- Áp dụng: nguồn nước dùng để uống trực tiếp. Cụ thể là tiêu chuẩn cấp nước mới nhất QCVN 01:2009/BYT đã được quy định đối với nguồn nước nhà máy thành phố (gồm 109 chỉ tiêu).
- Bên cạnh đó, thông tư 41/2018/tt-byt cũng được ban hành nhằm bổ sung các quy chuẩn giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Các tiêu chuẩn nước sinh hoạt làm căn cứ đánh giá, kiểm tra chất lượng nguồn nước
V. Tìm hiểu chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
Một số chỉ tiêu được quy định trong bảng giới hạn chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT như:
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giới hạn tối đa cho phép |
I) Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ | |||
1 | Màu sắc | TCU | 15 |
2 | Mùi vị | – | Không có mùi và vị lạ |
3 | Độ đục | NTU | 2 |
4 | pH | – | Trong khoảng từ 6,5 – 8,5 |
5 | Độ cứng (tính theo CaCO3) | mg/l | 300 |
6 | Tổng chất rắn hòa tan (TDS) | mg/l | 1000 |
7 | Hàm lượng Al | mg/l | 0,2 |
8 | Amoni | mg/l | 3 |
9 | Antimon | mg/l | 0,005 |
10 | Asen | mg/l | 0,01 |
11 | Bari | mg/l | 0,7 |
12 | Hàm lượng Bo (tính chung cho cả borat cùng axit boric) | mg/l | 0,3 |
13 | Cadimi | mg/l | 0,003 |
14 | Clorua (chỉ tiêu cảm quan) | mg/l | 250 300 (áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo) |
15 | Crom | mg/l | 0,05 |
16 | Xyanua | mg/l | 0,07 |
17 | Flo | mg/l | 1,5 |
18 | Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) | mg/l | 0,3 |
19 | Mangan | mg/l | 0,3 |
20 | Nitrat | mg/l | 50 |
21 | Nitrit | mg/l | 3 |
22 | Natri | mg/l | 200 |
23 | Đồng tổng | mg/l | 1 |
24 | Niken | mg/l | 0,02 |
25 | Lượng kẽm | mg/l | 3 |
26 | Sunfat | mg/l | 250 |
VI. Biện pháp giữ nguồn nước đạt quy chuẩn nước sinh hoạt
Đối với nguồn nước bị ô nhiễm, chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt, người dùng có thể dùng các hệ thống lọc nước giúp lọc sạch các tạp chất có hại.
Đối với những nguồn nước đã đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể có nguy cơ bị tái nhiễm khuẩn do chúng để lâu ở ngoài môi trường hoặc tích trữ trong các bề nước ngầm rất dễ bị nhiễm khuẩn độc hại và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý:
1. Vệ sinh môi trường
- Không vứt rác bừa bãi nhất là các khu vực ao hồ, sông, suối. Cần thu gom và phân loại rác thải theo đúng quy định.
- Không nên rửa thực phẩm, vo gạo va tắm giặt bằng nước ao hồ.
- Thường xuyên vệ sinh bên trong và khu vực xung quanh nhà ở, vệ sinh chuồng trại, khu dân cư, thu gom, xử lý rác thải, đồng thời diệt ruồi, muỗi, gián, chuột ở nhà cũng như tại nơi công cộng
- Đối với người dân tại vùng lũ, sau khi nước rút cần phải nhanh chóng khử trùng bằng hóa chất chuyên dụng theo hướng dẫn an toàn, để phòng ngừa dịch bệnh. Không đập phá đường ống dẫn nước, tránh tác nhân gây truyền nhiễm xâm nhập vào trong nước sinh hoạt.
2. Vệ sinh thân thể
- Cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân, góp phần phòng ô nhiễm nguồn nước.
3. Giữ nước giếng sạch
- Vị trí của giếng nước khoan, đào phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, xử lý nước thải từ 10m trở lên và có bệ xây cao, nắp đậy kín.
- Không để các yếu tố dễ gây ô nhiễm như hóa chất, chất tẩy rửa, dầu nhớt và thuốc bảo vệ thực vật,… ở gần khu vực giếng.
- Sân giếng lát gạch hay xi măng phải có cống thoát nước với độ dốc vừa phải, dẫn ra xa hoặc dẫn đến các hố thấm nước thải. Vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng trơn trượt.
- Có thể thực hiện làm sạch nguồn nước bằng giàn mưa, bể lọc.
Làm sao để giữ cho nguồn nước sinh hoạt luôn đạt chuẩn
Trên đây là một số tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế để ra mà Acuonggroup đã tổng hợp, hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về vấn đề này và giữ cho nguồn nước luôn đạt chuẩn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân cùng những người xung quanh. Truy cập acuonggroup.vn để đón đọc thêm nhiều những thông tin hữu ích khác nhé.