Sensor còn là một khái niệm khá xa lạ trong đời sống của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như tìm hiểu đặc điểm của Sensor là gì? Các bạn hãy tham khảo chi tiết ngay bài viết dưới đây nhé.
1. Sensor là gì?
Sensor (hay cảm biến) là một thiết bị cảm nhận, phát hiện và phản hồi với một số loạt đầu vào từ môi trường vật lý. Một đầu vào cụ thể có thể là ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động, áp suất.
Hình 1: Sensor là gì?
Từ các loại môi trường khác nhau sẽ có các loại cảm biến tương thích. Đầu ra của cảm biến (tín hiệu phản hồi) là tín hiệu được chuyển đổi thành các giá trị có thể đọc được trên màn hình hiển thị hoặc được truyền vào các bộ điều khiển (PLC, PAC,..), bộ xử lý để đọc hoặc xử lý thêm.
2. Các đặc điểm của Sensor
Hiện nay, sensor có đa dạng các dòng và các chủng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên về mặt cấu tạo chúng khá giống nhau. Hiện tại, về cấu tạo chúng được chia thành 3 phần cụ thể như sau:
- Phần 1: Phần vỏ có khả năng cảm biến: Chất liệu đa dạng bằng nhựa hoặc kim loại. Tác dụng chính của phần 1 nhằm bảo vệ các phần bên trong của bộ phận cảm biến Sensor.
- Phần 2: Bộ phận cảm nhận của cảm biến Sensor. Chúng có thể phát ra sóng siêu âm hoặc có phần đầu dò cảm nhận.
- Phần 3: Bộ chuyển đổi tín hiệu (phần số 2 thành phần tín hiệu điện). Hiện tín hiệu có thể là tín hiệu 4-20mA hoặc dạng tín hiệu ON/OFF.
3. Phân loại Sensor
3.1 Temperature Sensor – Cảm biến nhiệt độ
Các cảm biến phổ biến và thông dụng nhất được dùng để đo nhiệt độ bao gồm: cặp nhiệt điện, nhiệt điện trở, RTD và đầu dò nhiệt độ hồng ngoại.
Hình 2: Cảm biến Sensor được phân thành nhiều loại
Ứng dụng trong công nghệ và chế tạo là ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng có thể xác định được nhiệt độ ở các thiết bị có lượng nhiệt thấp, cao và vừa.
Hiện nay dòng cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi là dòng mã số PT100. Chúng có thang đo khá rộng từ 0 đến 600 độ C. Bạn có thể sử dụng rộng rãi ở nhiều mức nhiệt đa dạng từ thấp đến cao.
3.2. LVDT Sensor – Cảm biến vị trí
LVDT (linear variable differential transformer – Biến áp vi sai biến thiên tuyến tính) được sử dụng để đo dịch chuyển/vị trí tuyến tính trong khoảng cách tương đối ngắn. Chúng bao gồm một ống hình trụ, bên trong có chứa một thanh đo. Phần đế của ống được gắn vào một vị trí cố định, và phần cuối của thanh được gắn vào một vật gì đó chuyển động.
Khi thanh được kéo ra khỏi ống hoặc trượt trở lại, cảm biến sẽ xuất ra tín hiệu thể hiện cho vị trí của thanh từ điểm bắt đầu đến độ lệch tối đa của nó. Thanh không chạm vào bên trong ống, khiến nó hầu như không có ma sát và thành phần cấu tạo LVDT không chứa linh kiện điện tử, khiến nó được sử dụng phổ biến trong môi trường khắc nghiệt.
4. Những ứng dụng của sensor
Dưới đây là một số ứng dụng của sensor trong các lĩnh vực khác nhau:
4.1. Sensor trong máy ảnh
Sensor Hình Ảnh (Image Sensor): Đây là phần quan trọng nhất trong máy ảnh số, có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện tử để tạo ra hình ảnh. Có hai loại chính là CCD (Charge-Coupled Device) và CMOS (Complementary Metal-Oxide-Semiconductor).
Hình 3: Ứng dụng của Sensor trong máy ảnh
Sensor Ánh Sáng (Light Sensor): Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của hình ảnh dựa vào ánh sáng môi trường.
Sensor Lấy Nét (Focus Sensor): Dùng để xác định khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng và điều chỉnh ống kính để đối tượng trở nên rõ nét.
White Balance Sensor: Điều chỉnh màu sắc để chúng phản ánh chính xác màu sắc thực tế của đối tượng dưới ánh sáng cụ thể.
4.2. Sensor trong điều hòa
Sensor nhiệt độ (Temperature Sensor): Đo nhiệt độ trong phòng và điều chỉnh công suất làm lạnh của điều hòa để đạt đến nhiệt độ mong muốn.
Sensor đo độ ẩm (Humidity Sensor): Đo độ ẩm trong không khí và có thể điều chỉnh để giữ độ ẩm ở mức thoải mái.
Sensor đo chất lượng không khí (Air Quality Sensor): Phát hiện các hạt bụi mịn và chất ô nhiễm trong không khí, có thể kích hoạt bộ lọc hoặc hệ thống làm sạch không khí nếu cần.
Hình 4: Ứng dụng của sensor trong máy lạnh
Sensor đo chuyển động (Motion Sensor): Dùng để phát hiện có người trong phòng hay không, giúp tiết kiệm năng lượng khi không gian không sử dụng.
Chúng tôi mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu thêm về cảm biến – Sensor là gì? Đây là thiết bị có nhiều ứng dụng trong đời sống và sẽ còn hoàn thiện hơn trong tương lai. Hy vọng các kiến thức về sensor sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm cảm biến, cách phân loại và ứng dụng. Nếu còn câu hỏi gì thắc mắc, bạn có thể để lại thông tin tại website của chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết và sớm nhất có thể