Propylene glycol là gì? Đây là một chất hóa học nghe tên có vẻ khá xa lạ với mỗi người, thế nhưng chúng lại là một chất được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bài viết này Acuonggroup sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về hóa chất này từ cấu tạo phân tử, tính chất lý hóa đặc trưng cho đến những ứng dụng quan trọng của chúng trong thực tiễn.
1. Propylene glycol là gì?
Propylene glycol thực chất là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm ancol no đa chức. Chúng tồn tại ở dạng chất lỏng không màu, không mùi và hoàn toàn bị hòa tan ở trong nước. Nó được thu lại từ quá trình hydrat oxit propylen, có nguồn gốc từ các sản phẩm dầu mỏ.
Propylene glycol còn được biết đến với các tên gọi khác như 1,2-propanediol; propane-1,2-diol; 1,2-Propylene glycol; Methylethylene glycol; 2-Hydroxypropanol; Methylethyl glycol; Monopropylene glycol.
2. Cấu trúc phân tử của Propylene glycol
- Tên khoa học của hợp chất là: Propylene glycol, 1,2-Propanediol.
- Cas no: 57-55-6.
- Công thức cấu tạo của Propylene glycol là CH3-CH(OH)-CH2OH với hai hydroxyl nhóm (-OH) liên kết với 2 C liền kề.
Công thức cấu tạo của Propylene glycol là gì
3. Những tính chất lý hóa của Propylene glycol
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về Propylene glycol qua những tính chất lý hóa của chúng như sau:
3.1 Tính chất vật lý của Propylene glycol
- Propylene glycol tồn tại ở dạng chất lỏng không màu và gần như không mùi, có độ bay hơi thấp.
- Có khả năng tan trong nước và tan hầu hết trong các dung môi hữu cơ.
- Trọng lượng phân tử: 76.10.
- Độ tinh khiết >99.8% trọng lượng.
- Nước <0.2% trọng lượng.
- Nhiệt độ sôi, 760mmHg: 187.4 độ C (369.3 độ F).
- Giới hạn nhiệt độ sôi: 186-189 độ C (367-372 độ F).
- Nhiệt độ đông: < -57 độ C
- Trọng lượng riêng 20/200C:1.038.
- Độ nhớt 250C: 48.6 centipoise.
- Sức căng bề mặt 250C: 36mN/m.
- Flash point: 104 độ C (220 độ F).
- Nhiệt độ tự bốc cháy: 371 độ C.
Những tính chất lý hóa của Propylene glycol
3.2 Tính chất hóa học của Propylene glycol
Propylene glycol là 1 hợp chất ancol nên mang đầy đủ các tính chất đặc trưng thể hiện qua các phản ứng:
- Phản ứng với kim loại kiềm giải phóng khí H2.
- Phản ứng với axit hữu cơ tạo este.
- Phản ứng với axit vô cơ,
- Phản ứng tách nước đặc biệt
CH3-CHOH-CH2OH → CH3-CH2-CHO + H2O
- Phản ứng đặc trưng cho ancol đa chức có các nhóm -OH liền kề: Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ thường
2 CH3-CHOH-CH2OH + Cu(OH)2 → ((CH3-CHOH-CH2)O)2Cu + 2H2O
4. Điều chế Propylene glycol như thế nào?
4.1 Điều chế Propylene glycol trong công nghiệp
Propylene glycol được sản xuất từ propylene oxide (để sử dụng ở cấp thực phẩm):
- Áp dụng quy trình nhiệt độ cao không xúc tác ở 200°C (392°F) đến 220°C (428°F) hoặc phương pháp có xúc tác, tiến hành ở 150°C (302°F), 180°C (356°F) với sự hiện diện của nhựa trao đổi ion hay một lượng nhỏ axit sulfuric hoặc kiềm.
- Sản phẩm cuối cùng chứa 20% propylene glycol, 1,5% dipropylene glycol và một lượng nhỏ glycols polypropylen khác.
4.2 Điều chế trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm Propylene glycol (S- Propanediol) có thể được tổng hợp từ D -mannitol.
5. Những ứng dụng quan trọng của Propylene glycol
Propylene glycol có những ứng dụng quan trọng đa dạng lĩnh vực, ngành nghề của cuộc sống. Cụ thể như sau:
5.1 Ứng dụng quan trọng trong ngành mỹ phẩm
- Theo thống kê thì có tới hơn 4.000 công thức mỹ phẩm sử dụng Propylene Glycol, những sản phẩm thường sử dụng chất này bao gồm: kem dưỡng da, dưỡng ẩm, các loại dầu thơm, dung môi.
- Chúng còn được sử dụng như một dung môi cầu nối để cải thiện sự ổn định nhũ tương hóa, một chất giữ độ ẩm, giảm độ nhớt có trong mỹ phẩm. Đây là một chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm, nồng độ có thể lên tới 50%.
- Trong dầu gội Propylene Glycol được sử dụng để tạo bọt và giúp lưu giữ hương thơm lâu hơn. Chúng cũng được dùng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc nhờ khả năng giữ độ ẩm cho da và ngăn sự mất nước.
- Propylene Glycol còn được dùng trong các sản phẩm son nước với vai trò là chất bảo quản và chất chống đông.
Ứng dụng quan trọng trong ngành mỹ phẩm
5.2 Ứng dụng trong công nghiệp
- Do tính an toàn hơn nên Propylene glycol được sử dụng để thay thế cho ethylene glycol trong nhiều công thức chất chống đông thương mại.
- Có tới 45% propylene glycol được sử dụng làm nguyên liệu hóa học để sản xuất nhựa polyester không bão hòa.
- Chúng còn được sử dụng để làm chất giữ ẩm, dung môi và phụ gia trong thực phẩm, dược phẩm và cho các sản phẩm thuốc lá.
- Đây còn là một trong những thành phần chính (chiếm <1,92%), cùng với Glycerin thực vật (VG) của chất lỏng điện tử, hộp mực được sử dụng trong thuốc lá điện tử.
- Là hóa chất dùng nhiều trong công nghiệp hình ảnh, là thành phần của thuốc tráng phim.
- Thành phần quan trọng trong chất phân tán dầu Corexit, được sử dụng nhiều trong các vụ tràn dầu.
5.3 Ứng dụng trong ngành thực phẩm
- Propylene glycol còn có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của nấm mốc và các loại vi khuẩn.
- Là dung môi hòa tan các loại gia vị, hương thơm cũng như màu sắc cho thực phẩm và nước giải khát.
- Được dùng trong các sản phẩm bánh kẹo, thịt, phô mai, đóng hộp và các loại thực phẩm khác để làm chất bảo quản, chất làm ẩm, làm mềm cũng như tạo cấu trúc cho thực phẩm.
5.4 Vai trò trong ngành dược phẩm
- Là dung môi quan trọng trong dược phẩm, thậm chí được dùng để uống hay tiêm.
- Chúng còn được dùng nhiều trong thú y như một phương pháp điều trị bằng đường uống đối với chứng tăng huyết áp ở các động vật nhai lại.
Vai trò trong ngành dược phẩm
6. Propylene glycol có gây hại không?
Theo kết quả của FDA, Propylene glycol được công nhận là một chất an toàn. Nếu như tiếp xúc hóa chất không gây kích ứng da ngay cả với làn da nhạy cảm. Hoặc thậm chí có tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với hóa chất đậm đặc không pha loãng.
Nếu như không may vào mắt, gây kích ứng mắt nhưng nhẹ và tạm thời, tình trạng đó sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng và không gây nguy hiểm.
Propylene glycol có thể dễ dàng chuyển hóa ở gan thành các sản phẩm bình thường của chu trình chuyển hóa acid citric, vì thế nếu vào cơ thể bạn cũng có thể yên tâm đây là chất hoàn toàn không độc hại cho cơ thể.
7. Những lưu ý khi sử dụng Propylene glycol an toàn nhất
Propylene Glycol mặc dù được coi là an toàn khi sử dụng nhưng chúng vẫn có thể gây những tác hại xấu đến sức khỏe. Do vậy cần sử dụng Propylene Glycol đúng liều lượng, đúng cách để đảm bảo an toàn mà vẫn phục vụ công việc của mình.
- Khi tiếp xúc với hóa chất trong quá trình pha chế vẫn cần đeo găng tay bảo hộ, kính, khẩu trang. Nếu hóa chất dính lên da nên nhanh chóng rửa nhiều lần với nước sạch.
- Nên tham khảo các chuyên gia để tránh những tình huống xấu như: gây kích ứng da như viêm da, nổi phát ban eczema hoặc gây thêm những triệu chứng trầm trọng hơn về da khi tiếp xúc với Propylene Glycol này.
- Nếu các kích ứng quá mạnh cần đến thăm khám bác sĩ đê có thể xử trí kịp thời.
Với những chia sẻ qua bài viết trên, Hóa chất Acuonggroup hy vọng có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc propylene glycol là gì? Đặc điểm tính chất cùng những ứng dụng quan trọng của chúng đối với đa dạng các lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay. Đừng quên thường xuyên theo dõi các bài viết tiếp theo tạiacuonggroup.vnđể cập nhật nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày bạn nhé.
Các thắc mắc và cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ đến Acuonggroup với những cách dưới đây:
- Hotline: 0826 010 010.
- Website: vietchem.com.vn.
- Fanpage: Hóa chất và Thiết bị Acuonggroup.
- Khu vực HÀ NỘI: Số 41 phố Trạm, phường Long Biên, quận Long biên, Tp. Hà Nội, Việt Nam.
- Khu vực HỒ CHÍ MINH: Số 43, Đường số 19, Phường An Phú, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khu vực CẦN THƠ: Số 55 đường 3/2, phường Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
- Nhà máy TÂN THÀNH: Văn Lâm, Hưng Yên.
- Kho HẢI HÀ: Lô CN5.2Q, Khu hóa chất hóa dầu, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng.
=>> XEM THÊM:Dung môi Methanol công nghiệp và những ứng dụng phổ biến trong đời sống