Benzen và các đồng đẳng đều có nguy cơ gây hại đối với cơ thể. Vậy nhiễm độc benzen và các đồng đẳng là gì? Dấu hiệu nhận biết? Cách xử trí an toàn và hiệu quả? Để tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng là gì?
Benzen là các chất lỏng dễ bay hơi, có mùi, rất dễ cháy. Điều này cũng dẫn đến việc nó lan đến các nguồn lửa gây cháy. Các đồng đẳng của nó như toluen, xylen, cumen, cyclohexan… mỗi loại lại có mức độ gây độc khác nhau. Như xylen bay hơi kém hơn và có ít nguy hại hơn ở đường hô hấp.
Benzen là chất lỏng rất dễ bay hơi và dễ cháy. Hơi của nó nặng hơn không khí và có thể tích tụ ở những vùng trũng thấp. Ngộ độc benzen xảy ra khi ai đó nuốt, hít vào hoặc chạm vào benzen do nó được hấp thu nhanh chóng dù bằng đường tiếp xúc nào.
Những ngành nghề tiếp xúc với nhiều benzen và các đồng đẳng như khai thác và chế biến dầu mỏ, điều chế sản xuất dẫn chất của benzen…
2. Các dấu hiệu nhận biết nhiễm độc benzen và các đồng đẳng
Các triệu chứng nhận biết nhiễm độc benzen và các đồng đẳng khác nhau tùy nồng độ và thời gian tiếp xúc như sau:
2.1. Ngộ độc cấp tính
Nạn nhân khi bị ngộ độc cấp có thể xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Nóng rát niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày, rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon.
- Hơi thở có mùi benzen, kích ứng da, mắt và đường hô hấp, phấn kích, như đang say. Trong trường hợp nặng có thể gây rối loạn cảm giác, rối loạn nhịp tim, suy giảm hô hấp…
- Nhiều người bị thiếu máu nhẹ, rong kinh, thời gian chảy máu kéo dài…
- Benzen bắn vào mắt có thể gây đau và tổn thương giác mạc.
2.2. Ngộ độc mạn tính
Những người bị ngộ độc mạn tính với benzen có thể xuất hiện các triệu chứng sau khi tiếp xúc 1 tháng và phát bệnh dù đã ngừng tiếp xúc đến 15 năm.
- Người bệnh có các biểu hiện kéo dài như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, thiếu máu, rối loạn hành vi, viêm cầu thận…
- Nếu không được điều trị, ngộ độc chất này có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như rối loạn quá trình tạo máu, bệnh bạch cầu cấp, suy giảm khả năng sinh sản…
- Da tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài với benzen lỏng có thể làm giảm độ nhờn của da, khiến da nứt nẻ và bong tróc.
Benzen có thể gây ung thư khi tiếp xúc lâu dài
3. Cách xử trí nhiễm độc benzen và các đồng đẳng
Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi bị nhiễm độc benzen và các đồng đẳng. Do đó tùy từng trường hợp mà điều trị hỗ trợ và có phương pháp khắc phục.
3.1. Khi hít phải benzen và các đồng đẳng
Hầu hết các trường hợp tiếp xúc với benzen xảy ra do hít phải. Ngưỡng mùi của nó thường đưa ra cảnh báo khi nồng độ nguy hiểm cấp tính (ngưỡng mùi 1,5–5 ppm). Hơi benzen nặng hơn không khí và có thể gây ngạt thở ở những khu vực kín, thông gió kém hoặc ở những nơi thấp.
Vì vậy, ngay lập tức đứa bệnh nhân ra khỏi không gian chứa benzen và các đồng đẳng. Đánh giá chức năng hô hấp và mạch cho bệnh nhân. Đảm bảo đường thở không bị tắc, nếu khó thở hãy sử dụng bình oxy cung cấp. Nếu ngừng thở, hãy hô hấp nhân tạo.
3.2. Khi tiếp xúc với benzen và các đồng đẳng
- Khi da hay mắt tiếp xúc với benzen và các đồng đẳng cần đưa nạn nhân ra khỏi vùng chứa các hợp chất này.
- Rửa mắt ngay với thật nhiều nước ấm trong ít nhất 15 phút. Trong thời gian này gọi cấp cứu để được hỗ trợ.
Cho bệnh nhân thở oxy khi cấp cứu bệnh nhân ngộ độc benzen
3.3. Khi uống phải benzen và các đồng đẳng
Không được gây nôn, mà sử dụng các biện pháp hấp thu lượng benzen và các đồng đẳng còn lại như:
- Sử dụng than hoạt tính (với liều 1mg/kg, liều thông thường cho người lớn là 60 – 90 g, liều trẻ em là 25 – 50 g) nếu bệnh nhân tỉnh táo và có thể nuốt được.
- Cân nhắc rửa dạ dày bằng ống thông mũi dạ dày nhỏ nếu ngộ độc một lượng lớn hoặc bệnh nhân có tổn thương miệng hoặc khó chịu ở thực quản. Thường có thể hiệu quả trong vòng 1 giờ sau khi uống.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để hạn chế chất chứa trong dạ dày đi vào phổi.
- Sử dụng than hoạt tính để làm giảm hấp thu benzen và các đồng đẳng qua đường tiêu hóa.
Trên đây là cách xử lý ngộ độc benzen và các đồng đẳng. Với những người thường xuyên làm trong môi trường chứa hợp chất này cần định kỳ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0826 010 010 hoặc chat với nhân viên tư vấn qua website vietchem.com.vn