Phenol được ứng dụng nhiều trong đời sống như trong phẩm nhuộm, chất sát khuẩn, tẩy uế… Điều này cũng dẫn đến nguy cơ ngộ độc phenol nếu không được bảo vệ đúng cách. Vậy ngộ độc phenol là gì? Cách xử trí khi bị ngộ độc phenol như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ngộ độc phenol là gì?
Phenol là một chất rắn hay tinh thể không máu, có mùi đặc trưng. Nó cấu tạo từ các nhóm OH liên kết trực tiếp với C ở vòng benzen. Ngoài ra, nó còn rất nhiều tên khác như axit carbolic, hydroxybenzene, monohydroxybenzene, benzenol, monophenol,…
Hiện nay, phenol được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như điều chế nhựa phenol formaldehyde, sản xuất tơ tơ polyamide… Nếu không được xử trí triệt để có thể gây xả thải phenol ra môi trường. Điều này làm ảnh hưởng tới các hệ sinh vật như các loại cá, khiến con người ăn phải. Ngoài ra, nó tác động trực tiếp đến nước nguồn.
Ngoài ra, phenol dễ bị phá vỡ trong không khí, dễ cháy và có tính ăn mòn cao. Nó có thể hấp thu nhanh chóng qua da, và hít vào phổi. Khi cơ thể hấp thu hợp chất này nó sẽ liên kết với các chất khác và bài tiết trong nước tiểu nếu hấp thu lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu hàm lượng lớn sẽ gây ngộ độc phenol gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người.
2. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc phenol
Các triệu chứng khi ngộ độc phenol như:
– Nhiễm độc cấp tính:
- Người bệnh có thể xuất hiện hàng loạt các triệu chứng hư yếu cơ, thở không đều, mất phối hợp các động tác, hôn mê, co giật, ngừng hô hấp…
- Phenol tiếp xúc qua da hay con người hít phải gây khó chịu cho da, mắt và niêm mạc.
– Nhiễm độc mãn tính:
Các triệu chứng ở mức độ vừa phải như:
- Chán ăn, giảm cân, tiêu chảy, chóng mặt, tiết nhiều nước bọt.
- Nước tiểu chuyển màu tối.
- Kích thích dạ dày ruột, ảnh hưởng máu và gan.
Hít phải phenol trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan của cơ thể như hô hấp, gan, thận, thần kinh trung ương, tim mạch.
Ngộ độc phenol gây co giật
3. Cách xử lý khi bị ngộ độc phenol
Tùy từng trường hợp mà xử lý ngộ độc phenol khác nhau như sau:
3.1. Khi tiếp xúc với da, mắt
Khi phenol tiếp xúc với da, mắt, vùng tiếp xúc có thể được lau bằng polyetylen glycol có thể PEG 300, PEG 400 (pha loãng để sử dụng tốt hơn). Nếu không có PEG có thể thay thế bằng glycerin. Nếu không có thì cần nhanh chóng xối rửa mạnh với nhiều nước (tưới bằng vòi hoa sen mức nhiều nước) trong ít nhất 15 phút. Sau đó, rửa lại với xà phòng. Điều này giúp loại bỏ tối đa lượng phenol trên bề mặt chưa kịp hấp thụ.
Nếu phenol tiếp xúc với mặt sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội, bạn cũng xối trong nước sạch đến khi xe cấp cứu đến được. Nếu đang đeo kính áp tròng thì có thể tháo những cần nhẹ nhàng để không gây chấn thương thêm cho mắt.
Nếu phenol bị dính vào quần áo cần hủy bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận, mang gang tay bảo hộ, gói kín vào túi bóng. Sau đó hỏi nhân viên y tế để xử lý chính xác.
3.2. Khi hít phải phenol
Đưa người bệnh ra khỏi không gian có chứa phenol ngay lập tức. Nếu có bình oxy thì cho bệnh nhân thở rồi đến bệnh viện ngay.
3.3. Khi nuốt phải phenol
Tuyệt đối không được móc họng hay ép nôn phenol ra bên ngoài theo đường miệng. Đồng thời, không dùng miệng để hô hấp cho nạn nhân mà cần chuyển đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho phenol, một số biện pháp dưới đây có thể được sử dụng tại các cơ sở y tế như:
Nếu người bị nhiễm độc phenol còn tỉnh táo, không có triệu chứng và có phản xạ bịt miệng, hãy cho một ít than hoạt tính với liều lượng 1 mg/kg (liều thông thường cho người lớn là 60 – 90 g, trẻ em là 25 – 50 g). Có thể uống bằng nước ngon để cho trẻ dễ uống than hoạt hơn.
Nếu người bị nhiễm độc phenol có thể nuốt có thể uống sữa, lòng trắng trứng hoặc dung dịch gelatin.
Xử trí nhiễm độc phenol bằng than hoạt tính
Một số điều trị nâng cao có thể được áp dụng như:
- Trong những trường hợp nặng bị suy hô hấp, nạn nhân có thể cần đảm bảo đường thở và hô hấp bằng đặt nội khí quản. Nếu không thể, hãy thực hiện phẫu thuật mở nhẫn giáp.
- Cẩn thận khi điều trị co thắt phế quản bằng khí dung thuốc giãn phế quản.
- Bệnh nhân hôn mê, hạ huyết áp hoặc đang bị co giật hoặc rối loạn nhịp tim nên được điều trị theo phác đồ hỗ trợ chuyên biệt.
- Nếu có dấu hiệu sốc hoặc hạ huyết áp thì bắt đầu truyền dịch.
Trên đây là cách xử lý ngộ độc phenol. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi qua thanh chat bên cạnh.