Chì là kim loại tự nhiên được tìm thấy với một lượng nhỏ trong vỏ trái đất. Tuy nhiên nó lại gây độc nếu cơ thể hấp thu nhiều vào người gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy ngộ độc chì là gì? Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc chì? Các biện pháp khắc phục? Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Ngộ độc chì là gì?
Chì là nguyên tố kim loại màu xám xanh, không có mùi vị đặc trưng, được tìm thấy trong vỏ trái đất.
Ngộ độc chì là tình trạng cơ thể tích tụ nhiều chì, có thể trong một khoảng thời gian dài từ vài tháng hoặc vài năm. Theo khuyến cáo, nếu lượng chì trong máu ở trẻ em > 5 mcg/dL (0,24 micromol/L) cần phải kiểm tra và có biện pháp khắc phục.
Ngộ độc chì có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi do cơ thể đang trong giai đoạn phát triển nên hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn với chì. Ngoài ra, trẻ nhỏ có xu hướng nhặt đồ vật rồi cho vào miệng hơn. Người lớn phải lao động trong các ngành công nghiệp chì cũng có nguy cơ cao bị ngộ độc chì.
2. Triệu chứng nhận biết ngộ độc chì
Ban đầu, ngộ độc chì rất khó phát hiện do không xuất hiện phản ứng rõ ràng ngay cả với người có lượng chì trong máu cao. Các dấu hiệu thường không rõ ràng cho đến khi số lượng chì tích lũy gây nguy hiểm.
2.1. Triệu chứng ở trẻ em
Một số triệu chứng ngộ độc chì có thể xuất hiện ở trẻ em như:
- Nhức đầu, yếu cơ và khớp.
- Cảm thấy mệt mỏi, nhìn nhợt nhạt.
- Khó tập trung, gặp các vấn đề về hành vi.
- Buồn nôn, nôn, ăn không ngon, bị tụt cân.
- Táo bón, có vị kim loại trong miệng…
Ngộ độc chì ở trẻ em
2.2. Triệu chứng ở người lớn
Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc chì ở người lớn:
- Nhức đầu, đau cơ và khớp.
- Đau bụng.
- Tính cách thay đổi.
- Thiếu máu, tăng huyết áp.
- Tê ở bàn chân và chân.
- Mất ham muốn tình dục, giảm số lượng tinh trùng…
- Khô khan.
Phụ nữ mang thai bị ngộ độc chì có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
3. Ngộ độc chì có nguy hiểm không?
Đặc tính gây hại của chì là do khả năng ức chế hoặc bắt chước hoạt động của canxi. Điều này là nguyên nhân khiến nồng độ chì trong máu cao làm ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan và hệ thống trong cơ thể.
– Với trẻ em: Nguy cơ lớn nhất là đối với sự phát triển của não độ. Nó có thể dẫn đến các tổn thương không hồi phục. Mức độ nặng làm hỏng thận và suy giảm hệ thần kinh. Nồng độ chì rất cao gây co giật, bất tỉnh, bệnh não và tử vong.
– Với người lớn: Ngộ độc chì có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ví dụ như tăng huyết áp, gặp các vấn đề về thận và vấn đề sinh sản.
4. Cách điều trị ngộ độc chì hiệu quả
Tùy mức độ, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp như sau:
4.1. Trường hợp nhẹ
Nếu nồng độ trong máu thấp, có thể khắc phục bằng cách tìm và loại bỏ nguồn chì. Một số cách loại bỏ nguồn chì như sau:
– Nếu do sơn thì cần bịt kín vết sơn thay vì loại bỏ nó. Không tự ý loại bỏ lớp sơn này.
– Nếu ống dẫn nước có chứa chì, hãy dùng nước lạnh để chế biến thức ăn vì nước lạnh có xu hướng chứa ít chì hơn nước ấm.
– Thường xuyên lau sàn nhà và các bề mặt khác bằng giẻ lau hoặc vải ẩm.
– Luôn lau chân trước khi vào nhà và để giày ở cửa.
– Với trẻ nhỏ, không nên cho con chơi trên đất có thể bị nhiễm chì. Thay vào đó để trẻ nhỏ chơi trong hộp cát, các khu vực có cỏ. Thường xuyên rửa đồ chơi, bình sữa, núm vú giả cho trẻ.
– Với người lớn, nên sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận trước khi tham gia lao động.
Ảnh hưởng của chì đối với sức khỏe
4.2. Trường hợp nặng
Nếu nồng độ trong máu cao, cần phải điều trị y tế đặc biệt. Bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời như:
– Điều trị bệnh chelat: Bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc là DMSA. Khi uống, nó liên kết với chì tạo một hợp chất có thể bài tiết qua nước tiểu. Phương pháp này thích hợp cho đối tượng: trẻ em có nồng độ chì trong máu > 45 mcg/dL trở lên, người lớn có nồng độ chì trong máu cao hoặc có các biểu hiện của ngộ độc chì.
– Liệu pháp thải sắt EDTA: Bác sĩ sẽ tiêm một hóa chất là là axit canxi disodium ethylenediaminetetraacetic (EDTA) để loại bỏ chì ra khỏi cơ thể. Phương pháp áp dụng khi người lớn có nồng độ chì > 45 mcg/dL và trẻ em không thể sử dụng được thuốc điều trị thải sắt thường xuyên.
Ngộ độc chì xảy ra khi còn người thường xuyên tiếp xúc với lượng chì cao. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, do đó khi thấy các dấu hiệu ngộ độc nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp điều trị thích hợp.