Natri nitrit là một loại muối vô cơ có màu trắng rắn, là một chất oxy hóa mạnh được sử dụng làm chất bảo quản do khả năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm. Trong bài viết ngắn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về công thức natri nitrit cùng với tính chất và công dụng của nó trong đời sống và công nghiệp.
1. Natri nitrit là gì?
Natri nitrit có công thức hóa học là NaNO2 là một muối vô cơ. Natri Nitrit bao gồm một cation natri (Na + ) và một anion nitrit (NO2 –).
Nó được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như xử lý và hoàn thiện kim loại, làm chất cố định màu và chất bảo quản cho thịt và cá, trong dược phẩm và làm thuốc giải độc cho ngộ độc xyanua…
2. Tính chất đặc trưng của Natri nitrit
Các tính chất của Natri nitrit như sau:
2.1. Tính chất vật lý
– Nó tồn tại ở dạng hạt, không mùi, màu trắng hơi vàng hoặc dạng tinh thể màu trắng hơi vàng (giống như cát). Vị hơi mặn.
– Nó không cháy nhưng đẩy nhanh quá trình đốt cháy vật liệu dễ cháy. Nhiều phản ứng có thể gây cháy hoặc nổ tạo ra khói (hoặc khí) khó chịu hoặc độc hại trong đám cháy.
– Hòa tan trong nước, hòa tan vừa phải trong metanol, ít tan trong đietyl ete. Ít tan trong etanol.
– Điểm sôi của nó là 115°C. Điểm nóng chảy của nó là 271°C.
Natri nitrit có dạng hạt, màu trắng
2.2. Tính chất hóa học
– Nó là một tác nhân oxy hóa: phản ứng với natri chloroacetate trong dung dịch nước để tạo ra nitromethane.
NaNO2 + ClCH2COONa + H2O ⇢ CH3NO2 + NaCl + NaHCO3
– Phản ứng phân hủy: Trên 330°C natri nitrit phân hủy (trong không khí) thành natri oxit, oxit nitric và nitơ đioxit.
2NaNo2 —> Na2O + NO + NO2
3. Điều chế Natri nitrit như thế nào?
Natri nitrat được điều chế bằng cách đun nóng natri nitrat cho đến khi nó nóng chảy. Sau đó thêm lượng chì kim loại vừa đủ để khử hoàn toàn nitrat thành nitrit. Hỗn hợp được hòa tan bằng nước, lọc, làm bay hơi một phần và để kết tinh.
4. Ứng dụng của Natri nitrit trong đời sống và sản xuất
Natri nitrat là một trong những muối nitrit quan trọng nhất trong các ngành công nghiệp. Nó là tiền thân của nhiều hợp chất hữu cơ.
4.1. Trong y khoa
– Đây là thuốc giãn mạch, ức chế tuần hoàn chung và giảm co thắt cơ trơn nên được sử dụng làm thuốc kiểm soát huyết áp và lượng máu.
– Là thuốc giải độc xyanua.
Natri nitrit được bào chế dưới dạng thuốc tiêm giải độc xyanua
4.2. Trong công nghiệp dệt nhuộm
– Dùng để nhuộm và in vải dệt (chất cố định màu); để tẩy lanh, lụa và vải lanh.
– Để tạo ra các hợp chất diazo – tiền chất chính của nhiều loại thuốc nhuộm. Và tạo ra hợp chất nitroso – được dùng trong ngành công nghiệp cao su và iso nitroso.
4.3. Trong công nghiệp thực phẩm
Nó là một tác nhân oxy hóa mạnh được sử dụng làm chất bảo quản do khả năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm. Vì vậy, nó có khả năng ức chế, làm chậm hoặc ngừng quá trình lên men, axit hóa hoặc các hư hỏng khác của thực phẩm, làm giảm sự phát triển của mùi ôi do oxy hóa.
– Nó được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm như thịt, cá…
– Nó là một chất bảo quản phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm thịt đã qua xử lý, giúp tạo màu hồng hấp dẫn, chỉ cần một lượng nhỏ là đạt được màu sắc như mong muốn.
Natri nitrit có tác dụng bảo quản thực phẩm
4.4. Trong công nghiệp khác
– Nó được sử dụng trong sản xuất titan, sodamide, natri xyanua, natri peroxide và natri hiđrua.
– Làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
– Làm thuốc thử trong ngành hóa chất giúp phát hiện, xác định, phân tích… các quá trình hoặc điều kiện hóa học, sinh học hoặc bệnh lý.
– Để thu hồi thiếc từ phế liệu.
– Cũng được sử dụng trong nhiếp ảnh, máy gia tốc cao su, muối truyền nhiệt…
5. Sử dụng Natri nitrit có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
5.1. Ảnh hưởng sức khỏe cấp tính
Các ảnh hưởng sức khỏe cấp tính (ngắn hạn) sau đây có thể xảy ra ngay lập tứchoặc ngay sau khi tiếp xúc với Natri Nitrite:
– Tiếp xúc có thể gây kích ứng da và mắt.
– Hít phải gây kích ứng mũi, cổ họng gây ho, thở khò khè.
– Hàm lượng chất này cao có thể làm giảm khả năng vận chuyển Oxy của máu, gâyđau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và da và môi có màu xanh (methemoglobinemia).
– Tiếp xúc với mức độ rất cao có thể gây khó thở, suy sụp và thậm chí tửvong.
5.2. Ảnh hưởng sức khỏe mãn tính
Các ảnh hưởng sức khỏe mãn tính (dài hạn) sau đây có thể xảy ra vào bất kìthời điểm nào đó sau khi tiếp xúc với Natri Nitrit và có thể kéo dài hàngtháng hoặc hàng năm:
– Gây đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
– Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.
– Nguy cơ gây ung thư.
6. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Natri nitrit
Natri nitrit được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau tuy nhiên nó có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Do đó, tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn về nồng độ được phép sử dụng trong sản phẩm. Khi tiếp xúc phải có đồ bảo hộ, chú ý khi sử dụng để tránh tác động đến cơ thể.Khi bảo quản nên có nhãn dán rõ ràng, để ở nơi thông thoáng, không bị ẩm thấp.
Trên đây là những thông tin về natri nitrit. Mong rằng bài viết cung cấp kiến thức giúp bạn hiểu hơn về tính chất, ứng dụng cũng như cách bảo quản hóa chất để đảm bảo an toàn khi sử dụng và lưu trữ.