1. Môi trường kiềm là gì?
Môi trường kiềm là môi trường có độ pH lớn hơn 7. Nếu như độ pH càng cao thì tính kiềm càng mạnh. Kiềm là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
Không chỉ trong hóa học mà thuật ngữ kiềm còn tồn tại và đóng một vai trò quan trọng trong chính cơ thể con người. Kiềm còn được gọi là bazơ, có công thức hoá học chung là B(OH)y.
Môi trường kiềm cùng với môi trường axit sẽ tạo nên những cân bằng bên trong cơ thể của con người.
Môi trường kiềm là gì
2. Môi trường kiềm trong cơ thể có vai trò như thế nào?
Môi trường kiềm là một môi trường phù hợp và thuận lợi nhất đối với cơ thể. Khi đạt trạng thái kiềm cân bằng, cơ thể sẽ sản sinh ra những hocmon có lợi, khiến cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ và sảng khoái. Nếu như cơ thể duy trì được tính kiềm ở bên trong sẽ khiến bệnh tật khó mà phát sinh.
Khi ở trạng thái cân bằng chỉ số kiềm của cơ thể là 7,365.
Kiềm hóa cơ thể giúp làm tăng tính kiềm, đồng thời cân bằng tính axit – kiềm trong cơ thể. Đó là lý do vì sao, chúng ta cần phải bổ sung lượng kiềm vào trong cơ thể cũng như giảm lượng axit xuống.
Môi trường kiềm trong cơ thể có vai trò như thế nào
3. Nếu thiếu môi trường kiềm trong cơ thể ảnh hưởng ra sao?
Theo kết quả nghiên cứu, nếu như cơ thể không ở độ pH kiềm nhẹ (=7,4) thì cơ thể không thể tự lành bệnh. Nếu như cơ thể bị thiếu kiềm sẽ làm giảm khả năng hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, khiến tế bào giảm khả năng tự sửa chữa, cơ thể giảm khả năng sửa chữa các tế bào ung thư, giảm khả năng giải độc kim loại nặng, làm cho tế bào khối u phát triển mạnh mẽ, khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi và bệnh tật.
Còn đối với máu, nếu độ pH xuống dưới 7.2 sẽ có dấu hiệu nguy kịch, hồng cầu có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn mao mạch cục bộ, các tế bào bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng rối loạn về chuyển hóa, khiến cơ thể bị mệt mỏi, thậm chí nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong.
Nếu như những trường hợp này xảy ra, sẽ khiến cơ thể buộc phải lấy chất khoáng kiềm dự trữ để giúp trung hoà axit dư thừa, lâu dần làm mất chất khoáng dự trữ, ảnh hưởng đến răng, tóc và xương…
Thiếu môi trường kiềm trong cơ thể ảnh hưởng ra sao
4. Tạo môi trường kiềm bằng cách nào? Ăn uống ra sao?
4.1 Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh
Cụ thể, những thực phẩm có tính axit cao nên giảm thiểu khi đưa vào cơ thể như sau:
- Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Thịt bò, thịt lợn.
- Nước uống có gas, nước tăng lực.
- Socola, các loại đồ ăn vặt, và đồ ăn nhanh…
Giảm thiểu thịt bò, thịt lợn vào cơ thể
Những thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe, bạn cần cân đối để tăng thêm:
- Dầu oliu, dầu dừa các loại dầu từ thực vật.
- Hoa quả nhiều nước và các loại nước ép.
- Rau xanh và các loại củ quả thực vật.
- Sữa và các chế phẩm từ thiên nhiên…
Nên tăng rau xanh và các loại củ quả thực vật
4.2 Bổ sung nước ion kiềm giàu hydro
Để tăng môi trường kiềm trong cơ thể, không thể không nhắc đến việc bổ sung nước ion kiềm giàu hydro. Cụ thể như sau:
- Uống 8 – 10 ly nước lọc mỗi ngày, bởi nước đóng một vai trò quan trọng, tham gia trong mọi quá trình trao đổi chất, ion, cũng như các hoạt động sinh lý, tâm lý của cơ thể. Nước còn giúp cân bằng nội môi và giải độc cơ thể rất tốt.
- Hãy ưu tiên sử dụng nước ion kiềm (nước nước điện giải), vì tính chất kiềm hóa tạo môi trường kiềm cho cơ thể của loại nước này rất tốt do chúng giàu hydrogen có tác dụng trung hòa các gốc tự do.
4.3 Chế độ sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm (chứa lượng kiềm và axit cân bằng) tốt cho cơ thể, việc tạo cho bản thân một chế độ sinh hoạt hợp lý cũng góp phần tăng môi trường kiềm cho cơ thể rất tốt. Cụ thể như sau:
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi ngủ, do thở sâu hơn thức nên axit dư thừa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Giấc ngủ sâu giúp tạo ra môi trường kiềm.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao, vận động điều độ mỗi ngày 30 phút để duy trì pH trung bình của cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng, stress do học hành, công việc,…để tránh việc axit dư thừa trong cơ thể không cân bằng được.
- Nếu có thời gian và điều kiện, hãy tập thêm yoga, ngồi thiền… để cho tâm hồn được thư giãn và thoải mái nhất.
Tập thêm yoga, ngồi thiền để cơ thể thư giãn
Mong rằng với những chia sẻ qua bài viết này từ Công ty Acuonggroup, bạn đã hiểu hơn về môi trường kiềm là gì, nếu cơ thể thiếu môi trường này sẽ ảnh hưởng ra sao, cần bổ sung như thế nào để tốt cho cơ thể nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc và lưu ý nào, đừng quên để lại bình luận ngay phía dưới bài viết bạn nhé.
- thức ăn tạo môi trường kiềm
- chất kiềm có tác dụng gì
- kim loại kiềm là gì
- môi trường trong cơ thể