Khi làm việc với các hoá chất, mọi người cần nắm được mã CAS hóa chất để thuận tiện sử dụng, khai báo. Mã CAS được coi như căn cước, chứng minh thư của một chất hoá học vậy. Trong bài viết này, hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về mã CAS, đặc điểm cũng như cách khai báo mã này trên hệ thống nhé.
1. Mã cas hóa chất là gì?
1.1. Mã cas hóa chất là gì?
CAS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Chemical Abstracts Service. Tức là dịch vụ tóm tắt hoá chất. Đây là một đơn vị trực thuộc Hiệp hội Hoá chất Hoa Kỳ, thực hiện việc gắn số định danh cho mọi loại hoá chất. Từ đó, giúp việc định danh, quản lý các loại hoá chất trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Ảnh 1: Mã CAS được sử dụng nhằm định danh, quản lý mọi loại hoá chất
Số CAS này được áp dụng trong quản lý các đơn chất, hợp chất và cả protein, chất hữu cơ, enzym, hỗn hợp… Nhìn chung, hầu hết các loại hóa chất thông dụng trong công nghiệp, các ngành nghề hiện nay đều được quản lý bằng mã CAS.
1.2. Cấu tạo của một mã cas, cho ví dụ
Một số CAS thông thường sẽ có dạng: A-B-C. Trong đó:
- A: Có thể gồm đến 6 chữ số tạo 1 chuỗi
- B chỉ gồm 2 chữ số mà thôi
- C sẽ chỉ gồm 1 chữ số là số kiểm tra
Ảnh 2: Cấu tạo của một mã CAS hóa chất
Các số này sẽ được đánh theo thứ tự chất nào đánh sau sẽ có số lớn nằm trước nhất, không có quy luật nào khác bên trong. Riêng số C được dùng để kiểm tra sẽ có công thức tính. Ví dụ như trong chất abd-ef-C, C sẽ là phần dư của phép tính sau: (f*1+e*2+d*3+b*4+a*5)/10
Một vài ví dụ về số CAS của các hoá chất
- 95-47-6: Mã CAS của 1,2-dimethylbenzene
- 108-38-3: Mã CAS của 1,3 Dimethylbenzene
- 106-42-3: Mã CAS của 1,4-dimethylbenzene
2. Hướng dẫn khai báo mã CAS
Việc khai báo mã CAS sẽ tuân theo công văn 1850/HQTPHCM-GSQL ban hành năm 2022. Theo đó, việc khai báo mã CAS có ý nghĩa quan trọng trong thủ tục hải quan. Nó giúp cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… Đồng thời quản lý các loại thuế đối với hàng hóa trong thực tế.
2.1. Những hoá chất nào phải khai báo mã CAS
Điều này được quy định cụ thể trong Phụ lục V, ban hành kèm theo nghị định 113/2017/NĐ-CP. Trong đó thể hiện rõ những loại hoá chất cần phải khai báo cụ thể gồm những gì. Tổng cộng danh sách này bao gồm 1156 chất cần khai báo. Bạn có thể tra cứu kỹ hơn trong file dưới đây. (đính kèm file)
Ảnh 3: Danh mục các hóa chất cần khai báo mã CAS bao gồm hơn 1 nghìn loại
2.2. Những thông tin cần phải khai báo về hóa chất
Đối với các sản phẩm hoá chất, danh mục hóa chất cần khai báo các chỉ tiêu thông tin sau:
- Tên tiếng Việt
- Tên tiếng Anh
- Mã HS
- Mã CAS
- Công thức hoá học
2.3. Khai báo mã CAS hóa chất ở đâu?
Người khai tại hải quan sẽ phải khai đầy đủ các thông tin trên tại tờ khai hải quan theo thông số quy định trong quản lý. Có thể sử dụng tờ khai mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 kèm phụ lục ban hành đều được.
Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể nằm ở dạng dữ liệu điện tử, chứng từ giấy được chuyển đổi sang dạng chứng từ điện tử đều được. Hiện tại, các doanh nghiệp thường sử dụng bản scan có xác nhận bằng chữ ký số để hoàn thiện thủ tục thông quan.
3. Cách tra cứu cơ sở dữ liệu hóa chất bằng mã cas
Hiện tại, cơ sở dữ liệu quản lý hóa chất bằng mã CAS đã có tiếng Việt. Để truy cập và tra cứu thông tin về hóa chất, bạn truy cập vào Hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia ở địa chỉ website: //chemicaldata.gov.vn/cms.xc
Cách tìm kiếm
Ảnh 4: Bạn có thể dễ dàng tra cứu mã CAS của các loại hoá chất
Đầu tiên, bạn nhấn vào biểu tượng tìm kiếm (hình kính lúp) ở đầu menu điều hướng trên trang chủ. Bạn sẽ nhìn thấy cửa sổ điều hướng. Sau đó, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm một hóa chất theo số CAS hoặc tên tiếng Anh. Trong trường hợp muốn tra cứu mã CAS, bạn nhập tên hoá chất vào đó nhé.
Trong trường hợp muốn định danh các hoá chất mà mình tìm kiếm, bạn cũng có thể nhấp vào mục “Tìm kiếm nâng cao”. Từ đó, dễ dàng định danh hóa chất mình tìm kiếm hơn.
Ví dụ về cách tìm kiếm mã CAS hóa chất
Metanol có mã CAS là 67-56-1. Khi nhập tên hoá chất này vào ô tìm kiếm, bạn sẽ thấy nó được liệt kê trong danh sách 2, 4 và 5. Khi nhấp vào phần chi tiết, bạn có thể xem đầy đủ thông tin về loại hoá chất này – tất cả được liệt kê trong NCI.
Như vậy, bạn đã hiểu hơn về mã CAS hóa chất cũng như những thông tin liên quan đến đặc điểm, cách xác định mã CAS của một chất hoá học. Hy vọng bài viết này giúp bạn có những kiến thức hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ điều gì băn khoăn, đừng ngại liên lạc với Vietchem để được tư vấn chi tiết hơn về hoá chất, cách sử dụng các loại hoá chất nhé.