Chúng ta nghe nhắc nhiều đến cụm từ “HÓA CHẤT”, đây là loại vật chất quan trọng, có vai trò to lớn trong cuộc sống của con người. Trong cuộc sống sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp chúng ta đều cần dùng đến hóa chất. Vậy hóa chất là gì? Vai trò của chúng với đời sống con người như thế nào? Sử dụng hóa chất có nguy hiểm không? Để giải đáp các thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hóa chất là gì?
Hóa chất hay còn được gọi là chất hóa học, là 1 dạng vật chất mà đặc tính hóa học không thay đổi. Các dạng vật chất khác như ánh sáng, nhiệt lượng… không được coi là hóa chất. Hóa chất có thể là đơn chất, hợp chất hoặc hỗn hợp các chất. Hóa chất có thể tồn tại ở nhiều trạng thái như thể rắn, lỏng, khí hoặc plasma. Chúng có thể chuyển trạng thái dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.
Các hóa chất là những chất không thể chia nhỏ hơn bằng phương pháp vật lý mà không phá vỡ các liên kết hóa học trong cấu trúc. Các phản ứng hóa học xảy ra sẽ biến đổi chất hóa học này thành các chất khác.
Con người có thể sử dụng hóa chất có sẵn trong tự nhiên hoặc tự chế tạo từ các nguồn nguyên vật liệu được khai thác trong tự nhiên hoặc nhân tạo.
Hóa chất là gì?
2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành hóa chất
Xã hội càng phát triển, yêu cầu về các nguồn hóa chất càng cao cũng như các hóa chất mới với các đặc tính vượt trội. Mặc dù hóa chất được biết đến từ rất lâu đời những ngành công nghiệp hóa chất mới thực sự phát triển từ cuối thế kỷ 19 qua các cuộc cách mạng công nghiệp.
Vào năm 1736, dược sĩ Joshua Ward đặt nền móng đầu tiên cho ngành công nghiệp hóa chất khi phát triển quy trình sản xuất axit sunfuric trên quy mô lớn. Sau đó vào giữa thế kỷ 18, với việc phát hiện ra chất tẩy trắng của Charles Tennant đã thúc đẩy thành lập doanh nghiệp sản xuất hóa chất công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Đến cuối thế kỷ 19 chứng kiến sự bùng nổ về sản lượng cũng như mức độ da dạng của các loại hóa chất trên thị trường. Khi đó Hoa Kỳ và Đức là 2 nước có ngành hóa chất phát triển nhất. Đến thập niên 1920, các công ty hóa chất công nghiệp hợp nhất thành các tập đoàn lớn, tiêu biểu có IG Farben ở Đức, Rhône-Poulenc ở Pháp, Imperial Chemical Industries ở Anh. Dupont trở thành một công ty hóa chất lớn vào đầu thế kỷ 20 ở Mỹ.
Đến nay ngành sản xuất hóa chất công nghiệp ngày càng phát triển, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, có tính cạnh tranh cao.
Công nghiệp hóa chất trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia
3. Phân loại hóa chất như thế nào?
Có rất nhiều cách để phân loại hóa chất, phổ biến có thể kể đến các cách sau:
– Phân loại hóa chất theo GHS: Hóa chất được chia thành 3 nhóm là nguy hại cho vật chất, nguy hại cho sức khỏe và nguy hại cho môi trường.
– Phân loại hóa chất theo mục đích sử dụng:
- Hóa chất cơ bản: Nhóm các hóa chất được dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp, đóng vai trò là nguyên liệu, phụ gia, dung môi cho các quá trình sản xuất trước khi thành sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Hóa chất tiêu dùng: Nhóm các hóa chất được sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt như nước rửa tay, nước giặt, xà phòng, chất tẩy rửa,…
- Hóa chất đặc dụng: Là các hóa chất công nghiệp thường được dùng trong mực in, dệt may, các ngành kỹ thuật, thuốc bảo vệ cây trồng, các chất phụ gia thực phẩm, chất bôi trơn…
– Phân loại hóa chất theo mức độ liên kết hóa học:
- Hóa chất tinh khiết: Đây là các hóa chất không bị nhiễm các chất khác, có độ bền cao, hoạt tính ổn định. Chúng thường được dùng trong các phòng nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm.
- Hóa chất hỗn hợp: Đây là các hóa chất được con người tạo ra để phục vụ cho mục đích sản xuất như: Tăng màu sắc, tăng mùi thơm, tăng hương vị trong chế biến thực phẩm; trong sản xuất dược phẩm, kết hợp nhiều chất với nhau để tăng tác dụng điều trị…
– Phân loại hóa chất theo ứng dụng cụ thể:
Các hóa chất với những đặc tính riêng, được ứng dụng trong từng lĩnh vực trong cuộc sống như:
- Hóa chất ngành khai khoáng, nhiệt điện, chế biến thực phẩm…
- Hóa chất xử lý nước, xử lý môi trường.
- Hóa chất nghiên cứu, hóa chất trong lĩnh vực y tế, dược phẩm…
Phân loại hóa chất theo mức độ nguy hiểm
4. Vai trò của hóa chất trong đời sống
Hiện nay, hóa chất đã khẳng định vị trí quan trọng, không thể thiếu trong sinh hoạt cũng như trong các ngành sản xuất. Nó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
4.1 Vai trò của hóa chất trong đời sống
- Cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu: Xăng dầu và các sản phẩm chiết xuất từ xăng dầu là nguồn nhiên liệu quan trọng, cần thiết trong cuộc sống như nhiên liệu cho các phương tiện giao thông di chuyển, vận hành máy móc… Mặc dù các nhiên liệu này khá độc hại và phát sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường nhưng đây vẫn là nguồn nhiên liệu quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
- Trong đời sống sinh hoạt: Hóa chất hiện diện trong các vật dụng từ nhỏ đến lớn trong mỗi hộ gia đình như nước rửa bát, bột giặt, nước xả, chất tẩy rửa, chất khử mùi, dầu gội, sữa tắm… Nhờ có hóa chất đã giúp cho công việc tẩy rửa, dọn dẹp, lau chùi nhà cửa được tiện lợi hơn, tiết kiệm thời gian và công sức mà hiệu quả mang lại cao hơn.
- Trong mỹ phẩm, làm đẹp: Hóa chất có trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mỹ phẩm, son môi…
- Trong y tế, dược phẩm: Các dược chất trong ngành y học được sử dụng để điều trị bệnh, kìm hãm sự phát triển của các tế bào độc hại; phòng ngừa bệnh tật; dùng trong nghiên cứu các loại thuốc mới, dùng làm các vật liệu tổng hợp thay thế các bộ phận của cơ thể…
Hóa chất sử dụng trong các sản phẩm gia dụng trong gia đình
4.2 Vai trò của hóa chất trong công nghiệp
Hóa chất là một thành phần quan trọng của tất cả các ngành sản xuất công nghiệp:
- Trong công nghiệp sản xuất đồ gia dụng: nó là nguyên liệu chính trong sản xuất hầu hết đồ gia dụng mà con người vẫn sử dụng hằng ngày.
- Trong ngành công nghiệp khai thác: Hóa chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, đá quý; luyện quặng; tinh chế, chế tạo trang sức, phụ kiện tinh xảo…quý ra khỏi quặng để tạo ra những món phụ kiện, trang sức tinh xảo, có giá trị cao,…
- Xăng dầu là nguồn nhiên liệu để vận hành máy móc.Hóa chất được sử dụng trong hoạt động làm sạch, tẩy rửa dầu mỡ trên bề mặt máy móc, thiết bị, nhà xưởng….
- Hóa chất là nguyên liệu cho các ngành sản xuất như nhựa, cao su, polymer.
- Hóa chất để sản xuất phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh…
- Hóa chất sử dụng trong ngành xử lý nước thải, khí thải…
Hóa chất sử dụng trong ngành công nghiệp
Qua bài viết trên bạn đọc cũng đã biết hiểu được hóa chất là gì? vai trò của hóa chất trong cuộc sống, Có thể thấy hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể tách rời đối với con người. Nó giúp cuộc sống được duy trì và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên hóa chất cũng gây nhiều tác hại đến với môi trường và con người. Do đó việc sử dụng hóa chất cần hợp lý để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường.