Những hiện tượng thiên nhiên như nhiệt độ tăng cao, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt,… ngày một gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sức khỏe của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tất cả những biến đổi tiêu cực đó đều là kết quả của hiệu ứng nhà kính. Vậyhiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao lại có hiện tượng này? Và chúng có nhưng tác động nghiêm trọng thế nào tới môi trường sống? Acuonggroup sẽ cùng bạn đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây!
1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính tiếng anh là Greenhouse Effect.Đây là một hiệu ứng khiến không khí của trái đất của chúng ta nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời, chúng cũng có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, hiện tượng này khiến CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Khí nhà kính sẽ giữ lại nhiệt độ của Mặt Trời, không cho chúng phản xạ đi. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, bởi hiện tượng này gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển nên khiến cho Trái Đất nóng lên.
Cùng liên tưởng hiện tượng này với ví dụ dễ hiểu như sau:Những ngôi nhà bằng kính được hấp thu ánh nắng mặt trời, khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hoặc mái nhà bằng kính sẽ khiến nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian, lúc này toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà nóng lên rất nhiều.
2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
- Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển rồi chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ sẽ khiến mặt đất nóng lên, bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho nhiệt độ không khí tăng.
- Khí CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ trái đất, chúng sẽ làm cho trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo nghiên cứu, hiệu ứng này đã làm cho trái đất nóng lên 38 độ C.
- Theo ước tính của các nhà khoa học, đến khoảng nửa thế kỉ sau, nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C.
3. Các khí gây hiệu ứng nhà kính
4. Tác hại của hiệu ứng nhà kính
4.1 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước
- Thiếu hụt nước uống cho các loài sinh vật.
- Thiếu nước cho nông nghiệp (tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản,…). công nghiệp (cung cấp cho thủy điện), cho lâm nghiệp (nạn cháy rừng,…)
Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước
>>>XEM THÊM:Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, sinh vật biển và kinh tế xã hội
4.2 Hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất
Hiện tượng biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậy trong các khoảng thời gian xác định và có thể so sánh được. Hiện tượng này trước đây chỉ xuất hiện ở một số khu vực và trong một giai đoạn nhất định do sự biến đổi của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này ngày một xảy ra thường xuyên hơn trên phạm vi toàn cầu vì dưới tác động của con người, hàm lượng phát thải khí CO2 ngày một tăng cao.
4.3 Hiện tượng cháy rừng tự phát
Một trong những nhân gây cháy rừng tự phát phải kể đến là do sự thay đổi rõ rệt của khí hậu. Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, Trái đất ngày một nóng lên khiến nhiệt độ cũng thay đổi bất thường, biên độ nhiệt theo đó mà ngày càng dao động mạnh lên và giữ ở mức cao. Chính vì thế mà ở những nước nhiệt đới, nhiệt độ sẽ cao và làm cho mùa hè trở nên khắc nghiệt hơn. Chính vì vậy mà hiện tượng cháy rừng diễn ra ngày một phổ biến hơn.
4.4 Hiện tượng hạn hán cháy rừng
Khi nhiệt độ trái đất tăng cao dẫn đến hiện tượng cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn. Cháy rừng tác động xấu đến sức khỏe, kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia. Và đây chính là nguyên nhân trực tiếp giết chết nhiều loài sinh vật, gây mất cân bằng sinh thái.
Hiệu ứng nhà kính khiến nạn cháy rừng ngày một tăng
4.5 Tác động đến các loài sinh vật
4.6 Dẫn đến hiện tượng băng tan
4.7 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
5. Những biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính hiệu quả
5.1 Tăng cường trồng nhiều cây xanh
- Cây xanh sẽ hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp của cây xanh.
- Do vậy, việc trồng nhiều cây xanh sẽ giúp làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển một cách đáng kể, từ đó sẽ khắc phục hiệu quả hiệu ứng nhà kính.
Tăng cường trồng nhiều cây xanh để khắc phục hiệu ứng nhà kính
>>>XEM THÊM:Thủy triều đỏ nguy hiểm như thế nào? Tổng hợp thông tin cần lưu ý