Dầu diesel ngày nay được sử dụng rất phổ biến hiện nay và người ta xếp chúng vào loại nguyên liệu đa năng bởi có thể sử dụng cho hầu hết các loại phương tiện giao thông từ đường bộ, đường sắt cho đến đường thủy và cả những phương tiện có tải trọng lớn. Vậy dầu diesel là gì, chúng phân loại ra sao, có gì khác với xăng? Hãy cùng Acuonggroup đi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây!
Dầu diesel là gì?
A/ Dầu diesel
Dầu diesel là gì?
Dầu diesel là một loại nhiên liệu lỏng, còn được gọi là dầu gazole. Nó được tinh chế từ dầu mỏ và có thành phần chưng cất nằm giữa dầu mỏ và dầu bôi trơn công nghiệp. Dầu diesel được phát minh bởi ông Rudolf Diesel, người Đức và được viết tắt là DO.
Để sản xuất dầu diesel, dầu thô được chưng cất tại tháp chưng cất khí quyển dầu thô (CDU) qua phân đoạn Gasoil và từ sản phẩm phụ của phân xưởng xử lý lưu huỳnh cặn chưng cất khí quyển (RHDS). Sau khi loại bỏ lưu huỳnh và kim loại bằng hydro – GOHDS để sản xuất dầu diesel chất lượng cao, sản phẩm phụ của phân xưởng RHDS được pha trộn trực tiếp để sản xuất dầu diesel thông thường. Dầu disesel sau khi chế biến và pha trộn sẽ được lưu trữ tại các bể chứa có mái cố định trước khi xuất bán.
Đặc điểm của dầu diesel
- Tồn tại dạng chất lỏng màu vàng nhẹ, tương tự xăng A95 và có mùi xăng dầu nhẹ đặc trưng. Đặc điểm cũng như màu sắc của loại dầu này có được là nhờ chứa nhiều phần tử dầu hơn xăng.
Dầu diesel có màu vàng nhạt
>>>XEM THÊM::Điểm danh các tác dụng của dòng điện xoay chiều mà bạn nên biết
- Dầu diesel ít tan trong nước và tự bốc cháy ở 260 độ C.
- Dầu diesel có khoảng nhiệt độ bốc hơi dao động từ 175 đến 370 độ C. Vậy nên, khi sử dụng cho các loại động cơ, chúng không hề gây hao mòn thiết bị trong quá trình vận hành.
- Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel càng ít càng tốt, hàm lượng cao sẽ sinh ra axit sunfuric, gây ăn mòn động cơ, phá hỏng dầu nhớt bôi trơn và làm giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó, nếu lượng lưu huỳnh cao, khi cháy sẽ phát thải hàm lượng SOx và muội cao trong khí thải.
Phân loại dầu diesel
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại dầu diesel chính, bao gồm:
- Dầu diesel DO 0,05S: Là loại có hàm lượng lưu huỳnh không vượt quá 500mg/kg (500ppm) và được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Dầu diesel DO 0,25S: Là loại có hàm lượng lưu huỳnh không vượt quá 2.500mg/kg (2500ppm) và được sử dụng cho các phương tiện giao thông đường thủy. Đồng thời, nó cũng được khuyến cáo là không nên dùng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Dầu DO 0.25S gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn DO 0,05S do lượng phát thải trong khí sinh ra khi bị đốt cháy lớn hơn.
Sự khác biệt giữa dầu diesel và xăng
- Tỷ trọng năng lượng của dầu diesel cao hơn xăng. Trung bình cứ 1 gallon xăng chỉ chứa khoảng 132×106 joules (125,000 BTU) còn 1 gallon diesel sẽ chứa xấp xỉ 155×106 joules (147,000BTU).
- Dầu diesel có tính dầu hơn xăng. Nó trơn hơn, nặng hơn, bay hơi cũng chậm hơn nhiều so với xăng. Trong dầu diesel có chứa các nguyên tử carbon trong chuỗi dài hơn so với xăng, công thức hóa học của dầu diesel là C14H30 còn của xăng là C9H20.
- Quy trình sản xuất dầu diesel ít bước tinh chế hơn so với sản xuất xăng.
- Với động cơ sử dụng dầu diesel, nhiên liệu này đã được bắt lửa bởi sức nóng của không khí nén trong xi lanh chứ không phải bởi tia lửa điện như các động cơ xăng. Đồng thời, năng lương khi đốt cháy của dầu diesel nhiều hơn xăng với cùng một lượng. Do đó, dùng động cơ chạy bằng dầu diesel tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ xăng.
B/ Dầu diesel sinh học
Dầu diesel sinh học an toàn với môi trường
Dầu diesel sinh học được sản xuất bằng cách pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật và dùng thêm một số chất xúc tác khác như hydroxit kali, hydroxit natri và các ancolat. Trong điều kiện áp suất thông thường và nhiệt độ vào khoảng 60 °C, các liên kết este của glyxerin trong dầu thực vật sẽ bị phá hủy và các axit béo sẽ bị este hóa với metanol. Chất glyxerin hình thành sau đó phải được tách ra khỏi dầu diesel sinh học.
Nhờ quá trình chuyển đổi este này mà dầu diesel sinh học có độ nhớt thấp hơn dầu thực vật rất nhiều và chính vì vậy mà nó được sử dụng như một loại nhiên liệu thay thế cho dầu diesel thông thường mà không cần phải cải biến động cơ để phù hợp
Phân loại dầu diesel sinh học
Tùy vào loại nguyên liệu để sản xuất dầu diesel sinh học mà người ta chia ra thành các loại cụ thể như sau:
- RME: Nguyên liệu sản xuất là dầu cây cải dầu.
- SME: Nguyên liệu sản xuất là dầu cây đậu nành hoặc dầu cây hướng dương.
- PME: Nguyên liệu sản xuất là dầu dừa hoặc dầu hạt cau.
Ngoài ra, người ra cũng dùng mỡ để sản xuất nhưng chỉ những loại làm hoàn toàn từ dầu thực vật là PME và RME mới dùng được trong các loại xe diesel hiện đại, dưới sự cho phép của nhà sản xuất.
Quy trình sản xuất dầu diesel sinh học từ cây cải dầu
Ở các nước châu Âu, dầu diesel được sản xuất từ cây cải dầu với lượng dầu từ 40% đến 50%. Dầu sẽ được ép ra từ cây cải dầu, còn phần bã sẽ dùng cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn cho gia súc. Dưới tác động của chất xúc tác, glyxerin và metanol có sự trao đổi vị trí cho nhau để tạo thành methyl este của axit béo và glyxerin.
Vì chất thải từ quy trình sản xuất dầu diesel sinh học có thể dùng cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi còn glyxerin có thể được tiếp tục dùng trong công nghiệp hóa nên nó hoàn toàn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vì được trồng luân canh nên phải mất 3 – 5 năm mới có thể trồng một vụ cây cải dầu trên một cánh đồng và lượng phân bón cũng cần nhiều. Chính vì thế, nguồn nguyên liệu sản xuất bị giới hạn và khó tăng sản lượng.
Trên đây là một số thông tin về dầu diesel mà Acuonggroup muốn bạn đọc nắm được. Hy vọng rằng, qua những thông tin này, các bạn đã phần nào hiểu được dầu diesel là gì cũng như biết cách dùng nó sao cho phù hợp nhất với phương tiện đi lại để đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ cho động cơ. Để xem thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa hơn, các bạn vui lòng truy cập vào //vietchem.com.vn/ nhé.