Hẳn nhiều người đã nghe đến cái tên “Cồn thực phẩm” nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc cồn thực phẩm có phải là rượu không? Tính chất đặc trưng và ứng dụng của nó trong đời sống là gì? Cồn thực phẩm có gây hại cho sức khỏe?… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cồn thực phẩm là gì để có thể trả lời những câu hỏi phía trên đặt ra qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cồn thực phẩm là gì?
Cồn thực phẩm có thành phần chính là Ethanol đã được chưng cất và loại bỏ hầu hết các tạp chất như andehit, este, acid, dầu fusel… Sau khi được tinh chế cồn thực phẩm đạt các tiêu chuẩn để được sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất thuốc, mỹ phẩm…
Cồn thực phẩm còn có tên gọi khác là rượu etylic, ethanol, có công thức hóa học là C2H5OH. Cồn thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe nên cần thận trọng khi sử dụng, tránh lạm dụng.
Cồn thực phẩm là gì?
2. Tính chất đặc trưng của cồn thực phẩm
Những tính chất đặc trưng của cồn thực phẩm gồm có:
- Thể chất: Cồn thực phẩm là chất lỏng không màu, trong suốt, có mùi thơm đặc trưng của rượu và vị cay nhẹ. Sau khi trải qua quá trình tinh chế cồn thực phẩm có nồng độ là 96-98%.
- Có độ tan vô hạn trong nước.
- Cồn thực phẩm rất dễ bắt cháy, khi cháy tạo ngọn lửa màu xanh da trời, không có khói.
- Cồn thực phẩm nhẹ hơn nước với tỷ trọng so với nước là 0.8.
Công thức cấu tạo của Ethanol
3. Cồn thực phẩm được điều chế như thế nào?
Có thể điều chế cồn thực phẩm theo nhiều phương pháp, nhưng hiện nay chủ yếu nhất là lên men đường, ngũ cốc với men rượu.
B1: Thủy phân xenlulozơ tạo đường mantozo: (C6H10O5)n → C12H22O11
B2: Thủy phân mantozo tạo thành đường glucozo hoặc fructozo dưới xúc tác của men mantase: C12H22O11 → C6H12O6
B3: Lên men rượu dưới xúc tác của enzym zima:C6H12O6 → 2 C2H5OH+2 CO2
Điều chế cồn thực phẩm từ quá trình lên men tinh bột, đường
4. Phân biệt cồn thực phẩm và cồn công nghiệp
Thực chất cồn thực phẩm được sản xuất từ cồn công nghiệp. Có nghĩa là từ cồn công nghiệp trải qua quá trình chưng cất, tách các tạp chất đến khi nồng độ ethanol từ 96-98% thì ta thu được cồn thực phẩm. Từ đó ta rút ra được điểm khác biệt giữa cồn thực phẩm và cồn công nghiệp là:
- Cồn công nghiệp: Sản phẩm thu được qua quá trình chưng cất nước nên nồng độ ethanol không cao, đồng thời chứa nhiều tạp chất như methanol.
- Cồn thực phẩm: Thành phần chủ yếu là ethanol với nồng độ 96-98%.
Tiêu chuẩn của cồn thực phẩm gồm có:
Tên chỉ tiêu | Mức quy định | Phương pháp kiểm nghiệm |
Độ cồn, % thể tích ethanol ở 20 độC, không nhỏ hơn | 96,0 | AOAC 982.10 TCVN 8008:2009 |
Hàm lượng tổng số acid, tính theo mg acid acetic/l cồn 1000, không vượt quá | 15,0 | AOAC 945.08 TCVN 8012:2009 |
Hàm lượng ester, tính theo mg ethyl acetat / l cồn 1000, không vượt quá | 13,0 | AOAC 972.09 AOAC 972.10 TCVN 8011:2009 |
Hàm lượng aldehyd, tính theo mg ethyl acetat / l cồn 1000, không vượt quá | 5,0 | AOAC 972.09 AOAC 972.08 TCVN 8009:2009 |
Hàm lượng rượu bậc cao, tính theo mg methyl 2 – propanol /l cồn 1000, không vượt quá | 5,0 | |
Hàm lượng methanol, mg / l cồn 1000, không vượt quá | 300 | AOAC 972.11 TCVN 8010:2009 |
Hàm lượng chất khô, mg /l cồn 1000, không vượt quá | 15,0 | ECNo. 2870/2000 AOAC 920.47 |
Hàm lượng các chất dễ bay hơi, tính theo mg nito /l cồn 1000, không vượt quá | 1,0 | |
Hàm lượng furfural | Không phát hiện | AOAC 960.16 TCVN 7886:2009 |
5. Ứng dụng của cồn thực phẩm trong đời sống
Cồn thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong sản xuất.
Ứng dụng của cồn thực phẩm
5.1 Cồn thực phẩm sử dụng trong công nghiệp
- Cồn thực phẩm sử dụng là dung môi để hòa tan các chất khác.
- Sử dụng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm: Tẩm ướp, bảo quản thức ăn giúp tăng hương vị của món ăn.
- Dùng trong pha chế nhiều loại đồ uống có cồn, rượu…
5.2 Cồn thực phẩm có tác dụng làm đẹp
Cồn thực phẩm sử dụng làm dung môi trong pha chế hương liệu, hỏa liệu trong chăm sóc sắc đẹp.
5.3 Tác dụng của cồn thực phẩm đối với sức khỏe
Nếu sử dụng cồn thực phẩm với một lượng vừa đủ giúp kích thích tiêu hóa, phòng ngừa một số bệnh tim mạch và kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy trong bữa ăn có thể sử dụng thêm một ly rượu vang nhỏ. Trong rượu vang có chứa 1 lượng polyphenol được chứng minh có khả năng làm giảm kháng insulin, tăng cường trao đổi chất, bảo vệ tim mạch.
6. Nguy cơ gây hại nếu lạm dụng cồn thực phẩm
Nếu sử dụng cồn thực phẩm vượt quá hàm lượng quy định thì chúng sẽ gây hại cho sức khỏe và có thể gây tử vong nếu ở nồng độ quá cao:
- Cồn ảnh hưởng đến chức năng não bộ và hệ thần kinh, gây ức chế và làm chậm quá trình dẫn truyền thần kinh. Khi uống rượu sẽ tạo cảm giác hưng phấn, giảm sự tập trung. Đồng thời lạm dụng cồn khiến trí nhớ suy giảm, thị lực kém, dễ bị kích động…
- Nếu uống rượu quá nhiều sẽ làm tổn thương gan, gây suy gan, xơ gan.
- Rượu được hấp thụ qua đường tiêu hóa có thể trực tiếp ngấm vào máu. Khi nồng độ cồn trong máu từ 0,4% trở lên có thể gây tử vong, từ 0,3-0,4 % làm hôn mê và sẽ gây say xỉn khi nồng độ cồn trong máu là 0,1%.
7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản cồn thực phẩm
7.1 Lưu ý khi sử dụng
- Sử dụng cồn thực phẩm với hàm lượng đúng theo tiêu chuẩn quy định.
- Không pha trực tiếp cồn thực phẩm để uống.
- Khi tiếp xúc trực tiếp với cồn thực phẩm cần được trang bị quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, kính mắt.
- Nếu vô tình cồn thực phẩm dính vào mắt cần rửa ngay với nước sạch. Nếu vô tình nuốt phải cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử lý.
- Khi xảy ra sự cố cháy, cần dập lửa bằng bọt CO2, bọt phun sương, bột; tuyệt đối không sử dụng nước.
7.2 Điều kiện bảo quản
- Lưu trữ cồn thực phẩm trong các thùng phuy kín, chuyên dụng có nắp đậy vì cồn dễ bay hơi.
- Bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh xa các nguồn nhiệt lớn, hóa chất, thiết bị dễ gây cháy nổ.
Qua bài viết dưới đây mọi người đã hiểu hơn về cồn thực phẩm là gì cũng như đặc điểm và vai trò của nó trong cuộc sống. Cần lưu ý trong sử dụng và bảo quản cồn thực phẩm để tránh gây hại đến sức khỏe.