Chỉ số TSS dùng để chỉ tổng chất rắn lơ lửng có trong nước, là một trong những chỉ số đánh giá chất lượng nước. Vậy chỉ số TSS là gì? Ý nghĩa và phương pháp để đo chỉ số TSS như nào? Để giải đáp thắc mắc thì bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé…
1. TSS là gì ?
TSS là viết tắt của từ Turbidity and Suspended Solids, có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng trong nước. Các hạt lơ lửng này có thể là hạt vô cơ, hữu cơ không thể trộn lẫn trong nước. Chỉ số này thường được đo bằng máy đo độ đục.
Nguyên nhân gây ra các hạt lơ lửng trong nước có thể từ tự nhiên, từ các hoạt động sạt lở, xói mòn đất hay từ các hoạt động sản xuất của con người.
2. Cách đo chỉ số TSS
Để xác định chỉ số TSS, ta dựa vào công thức:
Tổng chất rắn lơ lửng = chất rắn tổng cộng – tổng chất rắn hòa tan.
Chuẩn bị dụng cụ để xác định TSS gồm có:
- Cốc được làm từ các vật liệu như sứ, platin, thủy tinh có hàm lượng silicat cao.
- Tủ nung có nhiệt độ 500+- 50 độ C.
- Bếp nung cách thủy.
- Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau.
- Tủ sấy có nhiệt độ 103-105 độ C.
- Cân phân tích, chính xác đến 0.1mg.
- Bộ lọc chân không.
- Giấy lọc thủy tinh.
Các bước tiến hành:
B1: Chuẩn bị cốc
Làm khô cốc ở nhiệt độ 103-105 độ C trong vòng 1 giờ. Nếu xác định cả chất rắn bay hơi thì nung cốc 1h trong tủ nung ở nhiệt độ 550+- 50 độ C. Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng. Cân cốc được khối lượng a(mg)
B2: Phân tích mẫu
+ Xác định chất rắn tổng cộng: Chọn thể tích mẫu sao có khối lượng trong khoảng 2,5 – 200mg. Chuyển mẫu có dung tích xác định đã trộn đều vào cốc cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103-105 độ C. Làm nguội mẫu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong. Cân khối lượng mẫu b(mg).
+ Xác định chất rắn bay hơi: Thực hiện các nước tương tự xác định chất rắn tổng cộng ta được khối lượng c(mg).
B3: Tính tổng chất rắn lơ lửng
+ Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: Làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103-105 độ C trong 1h. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân giấy lọc d(mg).
+ Phân tích mẫu: Lọc mẫu có dung tích xác định đã xáo trộn đều qua giấy lọc đã cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103-105 độ C. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân giấy lọc có chứa mẫu d(mg)
+ Tính tổng chất rắn TSS trong nước thải:
- Chất rắn tổng cộng (mg/l)= (( b-a)*1000))/V(ml).
- Chất rắn bay hơi(mg/l)= ((c-b)*1000))/V(ml).
- Chất rắn lơ lửng (mg/l)= ((d-c)*1000/V(ml).
Ngoài phương pháp trên thì hiện nay trên thị trường đã có mấy đo TSS giúp xác định chỉ số TSS đơn giản và thuận tiện hơn.
3. Ý nghĩa của chỉ số TSS là gì?
Chỉ số TSS được xác định để đánh giá chất lượng nước và tim ra đâu là phương pháp xử lý nước tốt nhất. Khi TSS cao có nghĩa là lượng chất rắn lửng lơ trong nước lớn. Các chất này mà không được phân hủy sẽ ảnh hưởng đến môi trường và con người. Nếu là chất có thể phân hủy được thì chúng cần lượng lớn oxy để xử lý và điều đó làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO). Nếu xảy ra quá trình phân giải yếm khí thì sẽ tạo ra sản phẩm là các khí H2S, CO2, CH4 làm ô nhiễm mặt nước và bầu khí quyển.
Bên cạnh đó TSS cao sẽ làm tăng nhiệt độ nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật dưới nước:
- Làm giảm khả năng nhìn của cá, nghẽn mang cá, giảm khả năng sinh sản.
- Gây khó khăn cho các loài thực vật dưới nước có thể quang hợp để tạo ra oxy. Do đó giảm lượng oxi có thể được tạo ra, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
Sử dụng phèn chua để làm trong nước
4. Cách khắc phục khi chỉ số TSS cao?
Để xử lý nước có nồng độ TSS cao có thể sử dụng các phương pháp:
- Sử dụng phương pháp kết tủa tạo chất lắng đọng bằng các hóa chất tạo kết tủa như phèn nhôm, phèn sắt,… Sau đó loại bỏ các kết tủa bằng phương pháp lọc.
- Sử dụng men vi sinh phân hủy chất rắn lơ lửng trong nước. Phương pháp này giúp TSS giảm nhanh nhờ quá trình phân hủy sinh học tự nhiên.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp mọi người hiểu hơn về chỉ số TSS. Nếu có thêm thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi điện đến số hotline 0826 010 010 hoặc qua trang web acuonggroup.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.