Chất phóng xạ có ở khắp mọi nơi dù chúng ta không thể cảm nhận được chúng. Vậy chất phóng xạ là gì? Ứng dụng của chất phóng xạ? Chúng có gây hại gì với sức khỏe không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Chất phóng xạ là gì
Các nguyên tử có khả năng phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ. Các nguyên tử không thể phóng xạ được gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ và không có đồng vị bền gọi là nguyên tố phóng xạ. Một vật chất chứa các nguyên tố không bền được coi là chất phóng xạ.
Các chất phóng xạ có thể tự bắn ra các hạt phóng xạ với vận tốc cao tạo thành các tia phóng xạ như hạt alpha, hạt beta, tia gamma và neutron.
Trong bảng tuần hoàn hoá học, màu đỏ và màu tím là những nguyên tố có tính phóng xạ cao và cực kỳ mạnh.
Hiện nay những nguồn phóng xạ chứa các chất phóng xạ được đóng gói kim loại hàn kín được rải trên bề mặt một vật mang hoặc chứa trong bình bảo quản để ứng dụng trong điều trị y học.
Các đồng vị phóng xạ được dùng là cobalt-60, iridi-192, stronti-90, radi-226, cesi-137, iod-129, bari-133,…
2. Ứng dụng của chất phóng xạ
Chất phóng xạ được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, đem lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận được như sau:
2.1. Trong y học
Trong lĩnh vực y tế, chất phóng xạ ngày càng được sử dụng nhiều với các tác dụng khác nhau.
– X-quang: Hiện nay, đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau như ung thư, gãy xương, phát hiện các dị thường ở xương hàm… Chất phóng xạ tạo ra tia X để thu được hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể.
– Theo dõi tình trạng bệnh ung thư vú.
– Xác định các khối u ác tính bằng P-32.
– Điều trị ung thư bằng cobalt-60 và cesium-137.
– Xác định cung lượng tim, chuyển hóa chất béo, thể tích huyết tương.
– Kiểm tra khả năng hoạt động của tuyến giáp bằng I-131.
2.2. Trong đời sống
Xung quanh chúng ta đều có các chất phóng xạ dù với hàm lượng cực kỳ nhỏ như các sản phẩm tiêu dùng, thiết bị báo cháy, sơn dạ quang ở đồng hồ…
Chất phóng xạ phát ra các tia X để soi hành lý ở các sân bay.
Tia X sử dụng trong máy quét hành lý
2.3. Trong công nghiệp
Ứng dụng quan trọng nhất trong công nghiệp của chất phóng xạ là sản xuất điện bằng lò phản ứng hạt nhân. Trên thế giới hiện nay có đến 388 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động. Hiện nay, các đồng vị phóng xạ được sử dụng có khả năng xảy ra các phản ứng kiểm soát để tạo ra điện bao gồm urani 235, urani 233 và plutoni 239.
Những ứng dụng khác của việc sử dụng chất phóng xạ như:
– Kiểm tra các khiếm khuyết trên mối hàn và xác định các vết nứt trong các đường ống và công trình xây dựng có cấu trúc khác.
– Đo độ dày, mật độ của các tấm kim loại, nhựa.
– Kích thích liên kết ngang của các polyme.
– Đo lường hiệu quả của dầu động cơ đối với khả năng mài mòn của hợp kim cho vòng piston và thành xi lanh trong động cơ ô tô.
2.4. Trong khoa học
Nhiều khảo cổ học đã được xác định được tuổi thọ bằng các chất phóng xạ có chứa nguyên tố C-14. Đây là một tác dụng rất hữu ích với các nhà khảo cổ hoặc và nhà vật lý. Khả năng chính xác từ 500 đến 50.000 năm tuổi.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong nghiên cứu ô nhiễm nước và không khí. Chúng để đo lượng tuyết trong các đại dương.
Chất phóng xạ còn giúp nghiên cứu các quá trình phức tạp như trao đổi chất trên các hợp chất S, P, N và các acid amin.
Đồng vị C14 ứng dụng trong nghiên cứu khảo cổ học
2.5. Trong nông nghiệp
– Với nền nông nghiệp, việc sử dụng chất phóng xạ góp phần tạo ra hàng nghìn giống cây trồng mới cho năng xuất cao hơn, có khả năng chống chịu trong môi trường khắc nghiệt.
– Với kỹ thuật vô sinh côn trùng, sử dụng chất phóng xạ giúp làm mất khả năng sinh sản của chúng một cách chọn lọc cao mà không gây ô nhiễm.
3. Ảnh hưởng của chất phóng xạ tới sức khỏe
Tuy rằng chất phóng xạ được ứng dụng nhiều trong cách ngành nghề khác nhau như đặc tính của nó vẫn gây độc hại với sức khỏe con người.
Khả năng ảnh hưởng của chất phóng xạ đến sức khỏe phụ thuộc vào lượng bức xạ mà một người tiếp xúc. Tổng lượng tiếp xúc với chất phóng xạ càng lớn thì càng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tiếp xúc với lượng lớn chất phóng xạ có thể gây buồn nôn, nôn, rụng tóc, tiêu chảy, xuất huyết, phá hủy niêm mạc ruột, tổn thương hệ thần kinh trung ương và tử vong. Tiếp xúc với phóng xạ trong khoảng thời gian nhiều năm có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Nó cũng gây tổn thương DNA, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và thai nhi gây ra các khiếm khuyết di truyền nghiêm trọng.
Bức xạ từ các chất phóng xạ có thể xuyên qua da và gây ra các bệnh như ung thư da, ung thư máu.
Các chất ô nhiễm bức xạ do các vụ nổ tạo ra xâm nhập vào cơ thể qua đường không khí và rất khó kiểm soát. Khi các chất ô nhiễm phóng xạ thải ra biển xâm nhập vào cơ thể cá và thông qua chúng xâm nhập vào cơ thể con người.
Nhiễm phóng xạ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Trên đây là những ứng dụng cũng như tác hại của chất phóng xạ. Chúng ta không thể phủ nhận cả hai mặt này của chúng, do đó điều quan trọng là chúng ta phải biết sử dụng và cả bảo vệ bản thân.