Bạn đọc thành phần đâu đó thấy các chất trong mỹ phẩm, thực phẩm như polysorbate, sáp ong… tìm hiểu và thấy đó là chất nhũ hóa. Vậy chất nhũ hóa là gì? Nó có tính chất như thế nào và tác dụng trong các sản phẩm này? Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chất nhũ hóa là gì?
Chất nhũ hóa là chất phụ gia thực phẩm giúp các sản phẩm có chứa các thành phần thực phẩm không thể trộn lẫn như dầu và nước có thể kết hợp với nhau. Ví dụ, cho một lượng nước và dầu bằng nhau khi rót vào ly, chúng có xu hướng tách ra nhau sau một thời gian, nhưng việc thêm chất nhũ hóa sẽ giúp 2 chất lỏng này trộn lẫn với nhau.
Chất nhũ hóa có thể tìm trong nhiều loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn như sốt mayonnaise, bơ thực vật, thịt , kem, nước xốt salad, sô cô la, bơ đậu phộng và các loại bơ hạt khác, bánh quy, bánh quy giòn, nước sốt kem…
Cấu trúc cơ bản của chất nhũ hóa bao gồm 2 phần chính sau:
- Phần kỵ nước, thường là axit béo chuỗi dài. Phần kỵ nước của chất nhũ hóa hòa tan trong pha dầu
- Phần ưa nước có thể tích điện hoặc không tích điện. Phần ưa nước hòa tan trong pha nước, tạo thành sự phân tán của các giọt dầu nhỏ.
Tác dụng của chất nhũ hóa có tác dụng giảm sức căng bề mặt, làm ổn định bề mặt giữa 2 pha dầu và nước, ngăn ngừa sự phân tách, giảm độ dính, kiểm soát sự kết tinh. Từ đó duy trì được trạng thái ổn định của cho sản phẩm.
2. Phân loại chất nhũ hóa
Dựa vào tính chất của chất nhũ hóa, người ta chia chúng thành 4 nhóm chính dưới đây:
2.1. Chất nhũ hóa diện hoạt
Cấu trúc gồm:
- Đầu thân nước: là các nhóm phân cực như -OH, -COOH, SO3H, -NH…
- Đầu thân dầu: là các gốc hidrocacbon có thể là mạch thẳng, mạch vòng hoặc chứa nhân thơm. Các gốc này càng dài thì khả năng nhũ hóa càng mạnh.
Chúng lại chia thành 4 loại chất nhũ hóa diện hoạt chính là:
– Chất nhũ hóa diện hoạt cation: Khi phân ly trong nước tạo thành cation. Ví dụ như cetrimide, benzalkonium clorid…
Tác dụng: tạo nhũ tương dầu trong nước. Thường được kết hợp với chất nhũ hóa không ion hóa tan trong dầu để tạo hệ thống nhũ tương. Tuy nhiên, do có độc nên chỉ dùng ngoài.
– Chất nhũ hóa diện hoạt anion: Khi phân ly trong nước tạo thành anion. Ví dụ như natri laurylsulfat, natri cetostearyl sulfat…
Tác dụng: tạo nhũ tương dầu trong nước hoặc nước trong dầu. Tuy nhiên, do có độc nên chỉ dùng ngoài.
– Chất nhũ hóa diện hoạt lưỡng tính: Khi phân ly trong nước tạo thành cation ở pH thấp và anion khi pH cao. Ví dụ như lipid, lecithin, muối amoni bậc 4,…
Tác dụng: tạo nhũ tương dầu trong nước hoặc nước trong dầu. Thường được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.
– Chất nhũ hóa không ion hóa: Khi phân ly không tạo ra ion.
Tác dụng: Tạo một lớp áo bao ngoài bề mặt phân cách từ đó ổn định trạng thái phân tán của hệ nhũ tương.
Các nhóm chất hoạt động bề mặt
2.2. Chất nhũ hóa ổn định
Bản chất là các đại phân tử, polime thiên nhiên hoặc nhân tạo… có các đầu thân nước và thân dầu… Ví dụ như: gôm arabic, gôm xanthan, gôm adragant,
Tác dụng: Làm tăng độ nhớt pha ngoại, giúp hấp thụ các bề mặt phân cách pha. Vì vậy giúp cân bằng tỷ trọng hai phá từ đó làm ổn định hệ nhũ hóa.
Ngoài ra, có thể phân loại chất nhũ hóa theo nguồn gốc như từ tự nhiên (lecithin đậu nành, Lecithin trong lòng đỏ trứng…) hoặc tổng hợp (polymer tổng hợp…).
3. Các đặc tính của chất nhũ hóa như thế nào?
Chất nhũ hóa được đặc trưng bởi chỉ số thể hiện sự mức độ ưa nước hay ưa béo (HLB), có thể từ 0 – 40. Nếu chỉ số này càng cao thì càng có khả năng hòa tan trong nước.
- HLB nhỏ hơn 6, các dược chất dễ hòa tan trong dầu.
- Các giá trị từ 7–9 giúp các chất thấm ướt tốt.
- HLB lớn hơn 8, các hoạt chất dễ hòa tan trong nước.
Chất nhũ hóa có thể ở tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như dạng lỏng (polysorbate), dạng rắn (sáp nhũ hóa, carrageenan…).
Lecithin là chất nhũ hóa ổn định
4. Ứng dụng của chất nhũ hóa trong sản xuất
Chất nhũ hóa được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.
4.1. Trong sản xuất thực phẩm
Nó là nguyên liệu để tạo nên các sản phẩm như socola, bơ, kem, ngũ cốc… đồng nhất với nhau mà không bị tách lớp. Đồng thời kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm.
Thường chất nhũ hóa được dùng cho thực phẩm là chất nhũ hóa tự nhiên như chiết xuất từ rong biển, gelatin…
4.2. Trong sản xuất mỹ phẩm
Trong hầu hết các công thức làm sữa rửa mặt, sữa dưỡng da, kem chống nắng… đều có sử dụng chất nhũ hóa. Chúng giúp kết hợp dầu và nước tạo thể chất mịn màng, bôi lên da không gây bết dính và khó chịu.
Chất nhũ hóa trong sản xuất mỹ phẩm rất đa dạng từ tự nhiên và tổng hợp như sáp ong, sáp candelilla, sáp carnauba, acid stearic, steareth-2, sorbitan stearate…
Chất nhũ hóa sử dụng trong mỹ phẩm
4.3. Trong sản xuất dược phẩm
Rất nhiều loại thuốc kem, mỡ, gel có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da được sử dụng trong mỹ phẩm. Nó giúp các dược chất dễ thấm sâu vào da đem đến hiệu quả điều trị tốt.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về chất nhũ hóa. Mong rằng bài viết có thể giúp ích được cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi hoặc đọc các bài viết khác trên website.