Bỏng hóa chất là một loại tổn thương rất nguy hiểm, hầu hết mọi người đều thấy đau đớn và phải đi thăm khám bác sĩ nhiều lần để cải thiện vết sẹo. Vậy bỏng hóa chất là gì? Nguyên nhân và triệu chứng? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bỏng hóa chất là gì?
Bỏng hóa chất là bỏng các cơ quan bên trong hoặc bên ngoài cơ thể bị hóa chất ăn mòn hoặc ăn da là axit hoặc bazơ mạnh (còn gọi là kiềm).
Bỏng hóa chất thường là kết quả của một tai nạn và có thể xảy ra ở nhà, ở trường học hoặc phổ biến hơn là ở nơi làm việc, nhất là trong các nhà máy sản xuất sử dụng lượng lớn hóa chất.
Bỏng hóa chất có thể ở các mức độ khác nhau, từ rất nhẹ đến nặng.
Bỏng hóa chất là gì?
2. Nguyên nhân của việc bỏng hóa chất và phân loại
Nguyên nhân chính gây bỏng hóa chất là do tiếp xúc với axit hoặc bazơ mạnh, chất oxy hóa… Cũng dựa vào đây mà người ta phân loại bỏng hóa chất ở những dạng khác nhau như bỏng do acid, bỏng do bazo…
2.1. Axit
Axit làm hỏng và giết chết tế bào. Axit rất mạnh có độ pH là 1 và có thể gây bỏng nặng.
Các vật dụng có thể là nguyên nhân gây bỏng hóa chất, bao gồm:
– Axit clohydric (có trong chất tẩy rửa gạch, chất tẩy rửa bồn cầu và hóa chất hồ bơi).
– Axit muriatic (được sử dụng để làm sạch gạch và kim loại và bảo vệ bể bơi).
– Axit flohydric (có trong chất tẩy cặn sét và chất tẩy rửa nặng).
– Axit sunfuric (có trong chất tẩy rửa cống, chất tẩy rửa bồn cầu và một số chất tẩy rửa dạng bột).
– Axit sunfuric (có trong nước tẩy bồn cầu, chất tẩy rửa cống, dung dịch ắc quy ô tô…).
Axit gây ra bỏng
2.2. Bazo
Bazo hoàn hóa lỏng tế bào, nên các vết do tổn thương bazo thường xấu hơn nhiều so với vết do acid.
Bazơ rất mạnh có độ pH là 14 và cũng có thể gây bỏng nặng.
Các chất thường gây bỏng hóa chất như:
– Natri hydroxit (được tìm thấy trong chất tẩy rửa và chất tẩy rửa lò nướng).
– Natri hypochlorite (có trong thuốc tẩy và dung dịch clo hóa bể).
– Amoniac (có trong dung dịch tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thuốc thải và phân bón).
Bazo 1 trong nguyên nhân gây bỏng
2.3. Chất oxy hóa
Chất tẩy trắng như clorit được sử dụng trong nhà, peroxit, cromat, magnés
2.4. Các chất khác
Có một số hóa chất khác cũng có thể gây bỏng hóa chất như phốt pho trắng, kim loại, chất tạo màu tóc, chấn thương túi khí.
Nguy cơ gây bỏng phosphat là do các chất tẩy rửa gia dụng, chất tẩy rửa khác có chứa chất này.
3. Triệu chứng bỏng hóa chất
Các triệu chứng của bỏng hóa chất phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
– pH của loại hóa chất và nồng độ của chúng. Acid hay bazo càng đậm đặc thì khi pha loãng sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn cũng làm gây thương tổn.
– Độ dài thời gian tiếp xúc.
– Dạng vật lý của loại hóa chất (tức là: rắn, lỏng hay khí). Ví dụ như hóa chất kiềm ở thể rắn nguy hiểm hơn nhiều so với dạng lỏng, nó nằm trong dạ dày lâu hơn nên gây bỏng nặng hơn.
– Vị trí tiếp xúc (ví dụ: mắt, da, niêm mạc…). Tiếp xúc với bề mặt niêm mạc như mắt có khả năng gây ra tổn thương sớm hơn.
– Đường tiếp xúc là hít, nuốt…
– Vùng cơ thể ban đầu có tổn thương nào không. Tiếp xúc với da đã tổn thương sẽ nặng hơn là da đang lành.
Các dấu hiệu điển hình của việc bỏng hóa chất như sau:
3.1. Triệu chứng ngoài da
– Đỏ, kích ứng hoặc nóng rát tại vị trí tiếp xúc.
– Đau hoặc tê tại chỗ tiếp xúc.
– Thay đổi thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn nếu hóa chất dính vào mắt.
– Hình thành da chết màu đen (vảy), điển hình là xảy ra với bỏng hóa chất axit. Các tác nhân axit gây hoại tử đông máu, dẫn đến độc tế bào. Ngoài ra, có những thay đổi ở niêm mạc hoặc da có thể ngăn ngừa độc tính tiếp theo và hạn chế hấp thụ.
– Tổn thương mô sâu trên da là do bỏng hóa chất kiềm, vì gốc -OH tạo ra hoại tử hóa lỏng liên quan đến sự biến tính của protein cũng như quá trình xà phòng hóa chất béo.
Bỏng da
3.2. Triệu chứng toàn thân
Trong trường hợp bỏng hóa chất nặng khi nuốt phải, hít phải hoặc hấp thụ hóa chất vào máu, các triệu chứng toàn thân sau đây có thể xảy ra.
– Ho hoặc khó thở, đau đầu, co giật.
– Huyết áp thấp.
– Ngất xỉu, suy nhược, chóng mặt.
– Ngừng tim hoặc nhịp tim không đều.
4. Biến chứng của bỏng hóa chất
Các biến chứng phổ biến nhất là đau và sẹo. Mất thị lực xảy ra khi mắt bị thương. Hầu hết bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ nhiều lần, và nhiều bệnh nhân cần ghép da để làm mờ sẹo.
5. Cách xử lý khi bị bỏng hóa chất
Bước đầu tiên sau khi bị bỏng hóa chất là phải sơ cứu ngay như loại bỏ quần áo bị ô nhiễm, tưới nhiều nước vào khu vực bị ảnh hưởng… Tuy nhiên với một số hóa chất đặc biệt (lithium, kali, natri và magiê) thì cũng không nên rửa do làm răng nguy cơ phản ứng hóa học khiến bỏng nặng hơn.
Sau đó, phải được nạn nhân đến cơ sở y tế ngày lập tức. Dựa vào tính trạng tổn thương mà có biện pháp xử lý tiếp.
Trên đây là một số thông tin về bỏng hóa chất. Bỏng hóa chất rất nguy hiểm, do đó nên có phương pháp bảo vệ tối đa khi thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất gây hại.